Trong thời gian gần đây, hàng loạt những sai phạm trong tác nghiệp báo chí đã khiến nhiều độc giả mất dần niềm tin vào báo chí nước nhà.
Công nghệ “luộc” tin
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhu cầu tăng doanh thu, quảng cáo tốc độ làm báo hiện nay được đẩy lên từng phút. Cùng với đó, các sai phạm trên báo chí đã diễn ra ngày một rõ nét.
Tại hội thảo khoa học “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin” mới đây, Tổng biên tập một tờ báo điện tử cho hay, vấn đề vi phạm bản quyền trên báo chí rất đáng báo động. Thậm chí, nhiều tờ báo ghi rất rõ khi trích dẫn nguồn tin phải được sự đồng ý của bản báo, song các tờ báo khác vẫn… ngang nhiên “bê” về làm “tài sản” của mình mà không hề gọi điện hỏi lấy một câu.
Trước kia, việc đạo báo chỉ có vài kiểu: một tác giả gửi bài cho hơn một báo; tác giả “xào” lại bài của chính mình; lấy bài của người khác để làm thành tác phẩm của mình, còn hiện nay việc đạo báo đã phát triển với nhiều chiêu thức.
Qua theo dõi báo điện tử vài năm qua, nhà báo này cho rằng việc “người người cắt dán, nhà nhà cắt dán” đã trở thành phổ biến. “Có lẽ nhiều báo coi việc copy bài của báo khác rồi đưa lên website của mình mà trích dẫn nguồn thì không phải là đạo báo. Song, họ quên mất một nguyên tắc là nội dung trên Internet chỉ cho phép đọc miễn phí chứ không phải ‘tái sử dụng miễn phí.’ Và như vậy, họ thu hút người đọc và bán quảng cáo, tăng thu nhập dựa trên sức lao động đáng kể của cơ quan báo chí khác,” ông nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thì nói, nhiều tờ báo dịch tin, bài tràn lan từ báo nước ngoài mà không ghi rõ rên tác giả và nguồn gốc tác phẩm. Nhiều tờ báo khi copy bài từ báo khác còn “bỏ qua” tên tác giả, thậm chí cuối bài ghi tên tác giả mới hoặc theo cụm từ “theo báo A, B…”. Đấy là chưa kể đến việc nhiều tờ báo dịch, biên tập lại tin, bài hoặc copy của báo khác rồi rút tít giật gân khiến chính tác giả của bài viết gốc cũng không nhận ra “con đẻ” của mình.
Bên cạnh đó, việc ngang nhiên sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm của người khác rồi biến thành bài của mình cũng đáng báo động. Một tác giả của tờ báo điện tử nọ từng “gộp” tin và bài được đăng trong cùng một ngày của báo điện tử VietnamPlus rồi ngang nhiên đặt tít, lấy tên mình làm tác giả…
Vi phạm đáng báo động
Trên thực tế, vi phạm trong tác nghiệp báo chí không chỉ dừng lại ở công nghệ “luộc” tin mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh. Hiện tượng một số ít trường hợp đăng tải bài viết thông tin một chiều, chưa đúng với sự thật không phải không xảy ra.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2011 cơ quan quản lý báo chí đã xử lý 51 trường hợp đưa tin sai, xử phạt hành chính 460 triệu đồng. Bộ này cũng đã áp dụng hình thức cảnh cáo 1 và nhắc nhở 14 cá nhân.
Thông thường, các sai phạm chủ yếu là đưa tin không phù hợp lợi ích của đất nước và nhân dân, đưa tin bịa đặt, thông tin sai, xâm phạm đời tư cá nhân…
Các lỗi sai phạm chủ yếu của đạo đức nghề nghiệp khi khai thác, xử lý thông tin gồm: Đưa tin không phù hợp với lợi ích đất nước và nhân dân, đưa tin bịa đặt, thông tin sai do không kiểm chứng; xâm phạm đời tư cá nhân hoặc xâm phạm thông tin của các vụ án đang điều tra.
Rõ ràng, những vụ vi phạm đạo đức cầm bút vô hình chung đã làm bức tranh của làng báo bị tì vết. Đấy là còn chưa kể báo chí đang dần bị “lá cải hóa.”
“Nói thật, bây giờ lên mạng đọc, thấy nhiều bài báo na ná nhau đâm ra cũng chán. Nhiều khi các tờ báo cố tình giật sốc chứ nội dung cũng chẳng có gì mà còn bôi làm nhiều kỳ. Mình đã ‘cạch’ vài tờ báo và hầu như không bao giờ truy cập,” độc giả Nguyễn Minh Đức (tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội), bức xúc.
Cũng theo độc giả này, nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu, thích miêu tả những vụ án rùng rợn, những vụ hiếp dâm, mại dâm… để câu khách. Vừa qua còn có tờ báo còn “bốc phét” vụ “bố chồng-nàng dâu” rồi sau đó phải chịu án phạt khiến độc giả chẳng biết đâu là thật-giả.
Trong một lần trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay có hiện tượng nhà báo lấy thông tin không chính thống, nguồn tin không tin cậy từ đời thường cũng như trên mạng, dẫn đến đưa tin không chính xác.
“Nguy hiểm ở chỗ, báo chí của chúng ta là của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Do đó, tất cả những gì báo chí nói, nhân dân đều hiểu của Đảng, Nhà nước,” ông Son thẳng thắn./.
Bài tiếp: “Giải mã” hiện tượng vi phạm đạo đức của nhà báo
Công nghệ “luộc” tin
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhu cầu tăng doanh thu, quảng cáo tốc độ làm báo hiện nay được đẩy lên từng phút. Cùng với đó, các sai phạm trên báo chí đã diễn ra ngày một rõ nét.
Tại hội thảo khoa học “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin” mới đây, Tổng biên tập một tờ báo điện tử cho hay, vấn đề vi phạm bản quyền trên báo chí rất đáng báo động. Thậm chí, nhiều tờ báo ghi rất rõ khi trích dẫn nguồn tin phải được sự đồng ý của bản báo, song các tờ báo khác vẫn… ngang nhiên “bê” về làm “tài sản” của mình mà không hề gọi điện hỏi lấy một câu.
Trước kia, việc đạo báo chỉ có vài kiểu: một tác giả gửi bài cho hơn một báo; tác giả “xào” lại bài của chính mình; lấy bài của người khác để làm thành tác phẩm của mình, còn hiện nay việc đạo báo đã phát triển với nhiều chiêu thức.
Qua theo dõi báo điện tử vài năm qua, nhà báo này cho rằng việc “người người cắt dán, nhà nhà cắt dán” đã trở thành phổ biến. “Có lẽ nhiều báo coi việc copy bài của báo khác rồi đưa lên website của mình mà trích dẫn nguồn thì không phải là đạo báo. Song, họ quên mất một nguyên tắc là nội dung trên Internet chỉ cho phép đọc miễn phí chứ không phải ‘tái sử dụng miễn phí.’ Và như vậy, họ thu hút người đọc và bán quảng cáo, tăng thu nhập dựa trên sức lao động đáng kể của cơ quan báo chí khác,” ông nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thì nói, nhiều tờ báo dịch tin, bài tràn lan từ báo nước ngoài mà không ghi rõ rên tác giả và nguồn gốc tác phẩm. Nhiều tờ báo khi copy bài từ báo khác còn “bỏ qua” tên tác giả, thậm chí cuối bài ghi tên tác giả mới hoặc theo cụm từ “theo báo A, B…”. Đấy là chưa kể đến việc nhiều tờ báo dịch, biên tập lại tin, bài hoặc copy của báo khác rồi rút tít giật gân khiến chính tác giả của bài viết gốc cũng không nhận ra “con đẻ” của mình.
Bên cạnh đó, việc ngang nhiên sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm của người khác rồi biến thành bài của mình cũng đáng báo động. Một tác giả của tờ báo điện tử nọ từng “gộp” tin và bài được đăng trong cùng một ngày của báo điện tử VietnamPlus rồi ngang nhiên đặt tít, lấy tên mình làm tác giả…
Vi phạm đáng báo động
Trên thực tế, vi phạm trong tác nghiệp báo chí không chỉ dừng lại ở công nghệ “luộc” tin mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh. Hiện tượng một số ít trường hợp đăng tải bài viết thông tin một chiều, chưa đúng với sự thật không phải không xảy ra.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2011 cơ quan quản lý báo chí đã xử lý 51 trường hợp đưa tin sai, xử phạt hành chính 460 triệu đồng. Bộ này cũng đã áp dụng hình thức cảnh cáo 1 và nhắc nhở 14 cá nhân.
Thông thường, các sai phạm chủ yếu là đưa tin không phù hợp lợi ích của đất nước và nhân dân, đưa tin bịa đặt, thông tin sai, xâm phạm đời tư cá nhân…
Các lỗi sai phạm chủ yếu của đạo đức nghề nghiệp khi khai thác, xử lý thông tin gồm: Đưa tin không phù hợp với lợi ích đất nước và nhân dân, đưa tin bịa đặt, thông tin sai do không kiểm chứng; xâm phạm đời tư cá nhân hoặc xâm phạm thông tin của các vụ án đang điều tra.
Rõ ràng, những vụ vi phạm đạo đức cầm bút vô hình chung đã làm bức tranh của làng báo bị tì vết. Đấy là còn chưa kể báo chí đang dần bị “lá cải hóa.”
“Nói thật, bây giờ lên mạng đọc, thấy nhiều bài báo na ná nhau đâm ra cũng chán. Nhiều khi các tờ báo cố tình giật sốc chứ nội dung cũng chẳng có gì mà còn bôi làm nhiều kỳ. Mình đã ‘cạch’ vài tờ báo và hầu như không bao giờ truy cập,” độc giả Nguyễn Minh Đức (tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội), bức xúc.
Cũng theo độc giả này, nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu, thích miêu tả những vụ án rùng rợn, những vụ hiếp dâm, mại dâm… để câu khách. Vừa qua còn có tờ báo còn “bốc phét” vụ “bố chồng-nàng dâu” rồi sau đó phải chịu án phạt khiến độc giả chẳng biết đâu là thật-giả.
Trong một lần trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay có hiện tượng nhà báo lấy thông tin không chính thống, nguồn tin không tin cậy từ đời thường cũng như trên mạng, dẫn đến đưa tin không chính xác.
“Nguy hiểm ở chỗ, báo chí của chúng ta là của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Do đó, tất cả những gì báo chí nói, nhân dân đều hiểu của Đảng, Nhà nước,” ông Son thẳng thắn./.
Bài tiếp: “Giải mã” hiện tượng vi phạm đạo đức của nhà báo
Nhóm PV (Vietnam+)