Vị trí nào cho châu Âu trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo?

Giáo sư Axel Legay, chuyên gia về an ninh mạng tại Đại học Louvain nêu rõ ự phát triển của AI ở châu Âu có thể đầy hứa hẹn nhưng cần có sự phối hợp giữa các quốc gia ở khu vực.
Vị trí nào cho châu Âu trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo? ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Barrons)

Các cường quốc kinh tế của thế giới đang tăng tốc trong cuộc đua trở thành nước dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI). Châu Âu có thể tạo được chỗ đứng cho mình trong lĩnh vực này không?

Ngày 31/8, "gã khổng lồ" Internet Trung Quốc Baidu đã ra mắt người máy (robot) đàm thoại của riêng mình.

Hiện chỉ có ở thị trường Trung Quốc, Ernie Bot là lời đáp của Trung Quốc cho ứng dụng ChatGPT của Mỹ. Hàng loạt ứng dụng mới ra đời từ AI cũng sắp được tung ra thị trường.

[Lầu Năm Góc dùng trí tuệ nhân tạo để kiểm soát bầu trời Washington]

Chỉ số AI toàn cầu Tortoise đánh giá các quốc gia theo mức độ đầu tư, đổi mới và triển khai AI cho thấy sự xuất hiện của Ernie Bot trên thị trường đánh dấu một bước tiến lớn trong mục tiêu trở thành nước dẫn đầu thế giới về AI của Trung Quốc vào năm 2030.

Trong khi đó, theo Giáo sư Axel Legay, chuyên gia về an ninh mạng tại Đại học Louvain (UC Louvain), đây là thời điểm để châu Âu hành động khi "đầu tàu" của kinh tế châu Âu là Đức đứng thứ tám về chỉ số Tortoise, trong khi Vương quốc Anh đứng thứ tư.

Giáo sư Axel Legay khẳng định châu Âu rõ ràng có khả năng cạnh tranh với các cường quốc kinh tế trong lĩnh vực AI. Theo ông, sự phát triển của AI ở châu Âu có thể đầy hứa hẹn nhưng cần có sự phối hợp giữa các quốc gia ở khu vực này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục