Sự sụp đổ của Đế chế Ottoman (1918) đã không lập tức mang lại độc lập cho khu vực Trung Đông mà người Arab mong chờ từ lâu.
Trong Thế chiến thứ nhất, Anh và Pháp đã bí mật chia khu vực này thành các vùng chịu ảnh hưởng của họ, dưới cái gọi là Thỏa thuận Sykes-Picot (1916).
Với Tuyên bố Balfour (1917), Anh đã ủng hộ việc tạo ra một nhà nước riêng cho người Do Thái ở trong đất nước Palestine.
Trong nỗ lực đánh đuổi các cường quốc châu Âu suốt nhiều thập kỷ sau đó, phong trào dân tộc chủ nghĩa Arab thường phủ bóng lên nhiều căng thẳng khác đã tồn tại từ lâu trong khu vực, gồm:
- Sự đối đầu giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite.
- Căng thẳng giữa các nhóm sắc tộc, như người Kurd kêu gọi việc thành lập nhà nước của riêng họ.
Tuyên bố độc lập của Israel vào năm 1948 đã gây ra một cuộc chiến dài 8 tháng với các nước Arab, bên cạnh một cuộc xung đột kéo dài với người Palestine về biên giới lãnh thổ và các vùng đất bị chiếm đóng.
Sự phụ thuộc của phương Tây vào dầu lửa Trung Đông đã định hình nhiều liên minh chính trị phức tạp trong khu vực, như quan hệ đối tác Mỹ và Saudi Arabia.
Dù từng ủng hộ Baghdad trong cuộc chiến tranh Iraq-Iran (1980-1988), Washington và các lực lượng quân sự do chính quyền Riyadh lãnh đạo đã đẩy Iraq khỏi đất Kuwait nhiều dầu lửa trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần đầu (1991).
Sau các vụ khủng bố 11/9/2001, Mỹ đã mang quân vào Iraq với cái cớ nước này có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sau gần 9 năm chiếm đóng (2003-2011), lính Mỹ đã rút về nước.
Trong bối cảnh bất ổn định gia tăng, các cuộc nổi dậy thuộc làn sóng Mùa Xuân Arab đã lật đổ nhiều nhà lãnh đạo lâu năm của thế giới Arab và khiến nội chiến hình thành ở Syria.
Các cuộc xung đột sắc tộc và nội chiến đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của nhiều nhóm cực đoan như al-Qaeda và gần đây là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng./.