Đại sứ Nguyễn Quốc Cường xác định chuyến thăm chính thức Mỹ lầnnày của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có ý nghĩa rất quan trọng, mở ramột giai đoạn mới cho quan hệ hai nước.
[Chủ tịch nước sắp có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ]
Đây là chuyến thăm chính thức Mỹlần thứ hai của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam sau gần hai thập niên bìnhthường hóa quan hệ và là chuyến trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên trongvòng 5 năm qua, diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang trên đàphát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, các kênh trao đổi giữa hainước ngày càng đa dạng.
Chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang còn là sự triển khai tích cực đường lối đối ngoại độclập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn,là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế, cũng như chiến lược hộinhập quốc tế của nước ta.
Trong chuyến thăm, ngoài hộiđàm với Tổng thống Obama, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có một chươngtrình hoạt động hết sức dày đặc, làm việc với lãnh đạo Quốc hội, nhiềuthượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ, gặp gỡ chính giới, nhiều doanh nghiệp vàhọc giả, bạn bè, lãnh đạo một số tổ chức quốc tế và cộng đồng người ViệtNam ở Mỹ.
Tại các cuộc gặp này, lãnh đạo hai nước sẽ cùng trao đổi vềtầm nhìn quan hệ song phương trong giai đoạn mới, về những vấn đề quốctế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, qua đó đưa quan hệ đi vào chiềusâu và ổn định hơn.
Đánh giá về thực trạng và triển vọng quanhệ hai nước, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhận định dựa trên nền móng khávững chắc với những cơ chế hợp tác ổn định cho quan hệ song phương, quanhệ hai nước còn rất nhiều tiềm năng và hoàn toàn có cơ sở để lạc quanvề mối quan hệ giữa hai nước trong những năm tới.
Theo Đại sứ NguyễnQuốc Cường: "Gần một thập niên đã trôi qua kể từ khi hai nước xây dựngkhuôn khổ quan hệ "đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơsở bình đẳng, cùng tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi" vào năm 2005. Vớitầm mức của quan hệ hai nước hiện nay, với những tiềm năng đáng kể đanghứa hẹn phía trước, đã đến lúc hai nước cần xác lập khuôn khổ đối tácmới cho quan hệ hai nước.
Và, chúng ta trông đợi vào cuộc hội đàm giữaTổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ xác địnhđược khuôn khổ quan hệ mới đó, cùng với những nguyên tắc và nội hàm rõràng."
Trong gần hai thập niên kể từ khi bình thường hóa,quan hệ hai nước những năm qua đã phát triển khá toàn diện trên nhiềulĩnh vực.
Về chính trị ngoại giao, hai bên duy trì các chuyến thăm lẫnnhau và các cuộc gặp gỡ cấp cao bên lề các hội nghị quốc tế; hợp tác,phối hợp có hiệu quả trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là Diễnđàn kinh tế châu Á-Thái binh dương (APEC), Diễn đàn an ninh châu Á(ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng(ADMM+)...
Về kinh tế, từ năm 2005 Mỹ liên tục giữ vị trí thị trườngxuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với lượng hàng xuất khẩu tăng hơn100 lần trong chưa đầy 20 năm. Hai bên cũng tăng cường hợp tác tronglĩnh vực khoa học công nghệ cũng như đẩy mạnh giao lưu nhân dân giữa hainước.
Hiện nay, có khoảng 16.000 sinh viên Việt Nam đang theo học ở Mỹ,tăng gấp đôi so với con số năm 2008, đưa Việt Nam đứng đầu trong cácnước Đông Nam Á, và đứng thứ 8 trong số tất cả các nước có sinh viên duhọc tại Mỹ. Trong năm 2012, lượng khách Mỹ đến Việt Nam đạt gần 400.000,xếp thứ 4 trong số các nước có nhiều du khách vào Việt Nam.
Về việc giải quyết các hậu quan do chiến tranh để lại và những vấn đềhai bên còn khác biệt, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cho rằng đúng là nóiđến quan hệ hai nước, không thể không đề cập đến việc giải quyết nhữngvấn đề do chiến tranh để lại. Việt Nam đã trải qua những mất mát, hysinh hết sức to lớn về người và của trong cuộc chiến và nếu vẫn vớinguồn lực như hiện nay thì phải mất 100 năm nữa, Việt Nam mới giải quyếtxong việc rà phá bom mìn còn chưa nổ tại khắp các tỉnh, thành của đấtnước.
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn coi việc tìm kiếm lính Mỹ bị mất tíchtrong chiến tranh là vấn đề nhân đạo và hợp tác vô điều kiện với Mỹtrong vấn đề này. Tính đến tháng 5/2013, Việt Nam và Mỹ đã thực hiệnthành công 109 đợt hoạt động hỗn hợp, hơn 125 đợt trao trả hài cốt, nhờđó phía Mỹ đã nhận dạng được 693 trên tổng số 1.983 trường hợp bị mấttích. Về phần mình, phía Mỹ cũng đã giúp thu thập, chia sẻ thông tin vớiViệt Nam về khoảng 1.000 trường hợp bộ đội Việt Nam bị mất tích, traotrả các kỷ vật.
Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, Việt Nam "ghi nhận sự hợptác, hỗ trợ ngày một tăng của chính phủ và các tổ chức, cá nhân của Mỹliên quan đến việc giải quyết hậu quả chất độc da cam dioxin và các trợgiúp y tế đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin…," đồng thời hyvọng phía Mỹ "làm nhiều hơn nữa liên quan đến những vấn đề nhân đạonày."
Về vấn đề dân chủ nhân quyền, Đại sứ thừa nhậnhai bên còn có những khác biệt, song khẳng định vấn đề quan trọng là haibên sẵn sàng trao đổi thẳng thắn để tăng cường hiểu biết, thu hẹp cáckhác biệt.
Trên tinh thần đó, "tôi hiểu rằng trong chuyến thăm Mỹ củaChủ tịch nước Trương Tấn Sang, chúng ta cũng sẵn sàng trao đổi các vấnđề liên quan đến dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo," Đại sứ cho biết.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường khẳng định "chỉ có hữu nghị, hợptác bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc vàluật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ của nhau mới là sự lựa chọn đúng đắn để đưa quan hệViệt Nam-Mỹ hướng tới tương lai, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chungcủa nhân dân hai nước"./.