Việt-Nhật hợp tác đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân

Việt-Nhật ký hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự và Nhật Bản đã được lựa chọn là đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Việt Nam và Nhật Bản đã ký hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự và Nhật Bản đã đượclựa chọn là đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Công ty đầu mối thực hiện dự án này phía Nhật Bản là Công ty Trách nhiệmhữu hạn phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế Nhật Bản (JINED), được thành lậpngày 22/10/2010 với thành phần gồm 9 công ty điện lực của Nhật Bản, Công ty cổphần Tổ chức cải cách công nghiệp, Công ty cổ phần Toshiba, Công ty Cổ phầnHitachi và Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi.

Để tìm hiểu về độ an toàn của công nghệ điện hạt nhân Nhật Bản và công tácchuẩn bị cho dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, phóng viên TTXVNtại Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn ông Yuji Takahashi, Giám đốc điều hành nghiệpvụ của JINED:

- Chính phủ Việt Nam cho rằng điện lực là yếu tố không thể thiếu để pháttriển kinh tế. Do đó, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã quyết định xây dựng nhàmáy điện hạt nhân. Nhật Bản đã được chỉ định xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ2 tại tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố hạt nhân Fukushima, mộtsố người dân Việt Nam có chút lo lắng về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Đểngười dân Việt Nam yên tâm, ông có thể giải thích về sự an toàn của công nghệđiện hạt nhân sẽ xuất khẩu sang Việt Nam của Nhật Bản?

Ông Yuji Takahashi: Trong suốt 50 năm qua, công ty chúng tôi đãliên tục hoàn thiện công nghệ điện hạt nhân mua của Mỹ và muốn cung cấp “lò phảnứng nước nhẹ mới nhất” có độ tin cậy cao nhất (loại lò ABWR hoặc loại lò PWR mớinhất) cho Việt Nam.

Dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm rút ra từ việc làm rõ nguyên nhângây sự cố Fukushima, Nhật Bản có thể xây dựng cho Việt Nam lò phản ứng nước nhẹkiểu Nhật Bản có mức độ an toàn và tin cậy cao nhất theo tiêu chuẩn cao nhất củathế giới.

Không chỉ có “phần cứng” trang thiết bị, chúng tôi cho rằng điều quantrọng là cần đảm bảo an toàn một cách toàn diện, trong đó có cả công tác vậnhành nhà máy điện hạt nhân. Dựa trên kinh nghiệm rút ra từ sự cố Fukushima,chúng tôi muốn cung cấp cho Việt Nam công nghệ điện hạt nhân an toàn nhất thếgiới. Về mặt an toàn, chúng tôi nghĩ có thể đảm bảo cung cấp cho Việt Nam côngnghệ điện hạt nhân mà không phải lo lắng về tính an toàn của nó.

- Năm 2014 sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.Cho đến nay, công tác khảo sát, như khảo sát địa chất, đã được tiến hành như thếnào? Trong kết quả khảo sát có điểm nào đáng chú ý hay không? Ví dụ như có pháthiện các vết đứt gãy đang hoạt động, một nguyên nhân dẫn tới động đất, haykhông?

Ông Yuji Takahashi: Về công tác khảo sát, nghiên cứu tính khả thicủa dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 2 tại tỉnh Ninh Thuận, Công ty điệnhạt nhân Nhật Bản đang thực hiện công việc này và hiện kết quả khảo sát đangđược công ty đó thảo luận. Tôi nghe nói rằng việc nghiên cứu tính khả thi của dựán của công ty đó sẽ hoàn tất vào mùa Xuân năm nay. Tôi nghĩ rằng các kế hoạchcủa dự án sẽ được xúc tiến sau khi nhận được kết quả điều tra tính khả thi củadự án.

Về việc nghiên cứu tính khả thi của dự án, cùng với việc khảo sát khítượng, hải tượng, địa hình, địa chất tại thực địa, tôi được biết là người ta sẽđánh giá tính khả thi của dự án dựa trên phân tích đánh giá về sự thích hợp củađịa điểm xây dựng ở Ninh Thuận, thiết kế cơ bản của nhà máy điện hạt nhân, vềloại lò, về tính kinh tế và khả năng tài chính…

Ông có hỏi về động đất, tôi cho rằng công nghệ chống động đất của Nhật Bảnthuộc loại đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất thế giới. Nếu thực hiện đúng cáctiêu chuẩn thiết kế, xây dựng chống động đất của Nhật Bản, thì cho dù có lớp đứtgãy đang hoạt động, cũng hoàn toàn có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân chịuđược động đất mạnh. Đầu tiên, những đánh giá này sẽ được tập hợp trong báo cáocủa Công ty điện hạt nhân Nhật Bản. |

- Sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân phụ thuộc vào công nghệ an toànvà công tác vận hành an toàn. Như ông vừa nói thì công nghệ điện hạt nhân củaNhật Bản rất an toàn. Tuy nhiên, Việt Nam hiện có rất ít các chuyên gia, nhânviên kỹ thuật trong lĩnh vực điện hạt nhân. Cho đến năm 2020 là năm dự định khởiđộng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, thì công tác đào tạo nguồn nhânlực được coi là việc quan trọng nhất. Để đảm bảo nguồn nhân lực, sự hợp tác vớiNhật Bản, nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, là điều cần thiết. Vậyphía Nhật Bản có thể hợp tác như thế nào với phía Việt Nam?

Ông Yuji Takahashi: Theo thỏa thuận cấp cao hồi tháng 10/2010 giữa Thủtướng Nhật Bản Naoto Kan khi đó và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, phía NhậtBản sẽ hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Sau khi có thỏa thuận cấpcao này, công ty chúng tôi đã ký hiệp định hợp tác với Tổng công ty điện lựcViệt Nam (EVN).

Dựa trên hiệp định này, các công ty điện lực Nhật Bản đã đàm phán và đềxuất với EVN kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho việc vận hành và bảodưỡng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 dựa trên phát huy những kinh nghiệm khiđưa vào sử dụng tổ máy đầu tiên.|

Cụ thể, từ tháng 9 năm ngoái, chúng tôi đã mời và tổ chức khóa thực tậptiếng Nhật và công nghệ hạt nhân tại trường đại học Tokai cho 15 nhân viên EVNsẽ là đội ngũ nòng cốt cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trong tương lai.

Các cơ quan của Việt Nam luôn nhấn mạnh rằng đào tạo nguồn nhân lực làviệc quan trọng. Sau khi nhận được thông điệp này, phía Nhật Bản đã tổ chức cáccuộc hội thảo tại Việt Nam ở các cấp khác nhau với sự tham dự của các cơ quanchức năng, các cơ quan nghiên cứu và các công ty điện lực, cũng như tiếp nhận,tiến hành các khóa thực tập, nghiên cứu tại Nhật Bản. Thông qua tận dụng tốt cáccơ hội đó, chúng tôi hy vọng sẽ đào tạo được nguồn nhân lực cho Việt Nam.

Chúng tôi nghĩ rằng nếu không đào tạo được nguồn nhân lực, thì cũng khôngthể vận hành nhà máy điện một cách an toàn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việcđào tạo nguồn nhân lực, nên chúng tôi muốn hợp tác tối đa trong khả năng củamình đào tạo nguồn nhân lực cho phía Việt Nam.

- Cám ơn ông./.

Minh Sơn-Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục