Vượt lên nỗi đau da cam để thành những người có ích cho xã hội

Thay vì chấp nhận số phận nghiệt ngã, nhiều nạn nhân “da cam” bằng ý chí và nghị lực đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình, trở thành những người có ích cho xã hội.

ttxvn-nan nhan da cam (21).jpg
Anh Phan Quang Thái ở thôn Diên Niên, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) bị nhiễm chất độc da cam từ cha nên mang trong mình căn bệnh đùn cột sống, khớp xương, chỉ cao 1m2, nặng 35kg. Học xong lớp 12, anh lập nghiệp bằng cách chăn nuôi gà, bò, trâu, mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình. (Ảnh: TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (20).jpg
Anh Trần Văn Phú, xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách (Bến Tre) bị teo liệt bẩm sinh cả 2 chân do di chứng chất độc da cam/dioxin từ cha mẹ là dân thường sinh sống vùng bị rải chất độc hóa học. Vượt lên số phận, anh nỗ lực luyện tập, học nghề trồng cây giống hoa cảnh đồng thời mở dịch vụ buôn bán nhỏ tại nhà mang lại thu nhập ổn định. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN.)
ttxvn-nan nhan da cam (19).jpg
Em Trần Thị Hoan (sinh năm 1986), bị dị tật, dị dạng từ bẩm sinh do di chứng chất độc da cam/dioxin nhưng Hoan luôn nỗ lực rèn luyện tự phục vụ bản thân và học tập giỏi, em đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Ngoại ngữ Thành phố Hồ Chí Minh (2008). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (18).jpg
Chị Trần Kim Phượng (40 tuổi) ở phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, nạn nhân chất độc da cam. Dù cơ thể tàn tật do nhiễm độc, sức khỏe yếu nhưng chị đã vượt lên hoàn cảnh, quyết vươn lên theo học nghề kết cườm, tạo việc làm có thu nhập cho bản thân. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (17).jpg
Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin học nghề tại cơ sở nuôi dưỡng quận Thanh Khê, Đà Nẵng. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (16).jpg
Thương binh Bùi Gia Viễn ở phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên (Hà Nam), là nạn nhân chất độc da cam trực tiếp loại 3, với mô hình kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại thu nhập 300–400 triệu đồng/năm. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (15).jpg
Anh Nguyễn Văn Hùng (trái), ở xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên là nạn nhân chất độc da cam/dioxin gián tiếp loại 2 (ảnh hưởng từ cha) vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (14).jpg
Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội (Yên Bài, Ba Vì) tập trung công tác giáo dục, hướng dẫn kỹ năng sống cho các nạn nhân thông qua việc chơi mà học. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (13).jpg
Anh Nguyễn Ngọc Phương (1981) ở xã Quế An, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) do di chứng của chất độc da cam nên chỉ cao gần 1 mét. Vượt qua khó khăn của bản thân, anh Phương đã giúp đỡ những mảnh đời không may mắn tại Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (12).jpg
Một nạn nhân da cam tham dự tọa đàm "Khát vọng vươn lên" hưởng ứng Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (11).jpg
Lớp học dành cho các em nhiễm chất độc da cam do cô H'Khuin, người dân tộc Jrai (Gia Lai) phụ trách. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (10).jpg
Ông Trần Văn Dự ở thôn đường 477 xã Gia Phú, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) là thương binh nhiễm chất độc da cam. Với nghị lực và ý chí của người lính, ông đầu tư mô hình vườn ao chuồng, mang lại thu nhập 200 triệu/năm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (9).jpg
Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Đà Nẵng vui chơi tại Lễ kỷ niệm 54 năm Thảm hoạ da cam ở Việt Nam (10/8/1961–10/8/2015) và Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin (10/8). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (8).jpg
Thương binh Nguyễn Đình Duyên (bản Hốc, xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) - Dũng sỹ diệt Mỹ, cùng đồng đội bắn rơi 6 máy bay địch trong một trận đấu, bên người con trai bị nhiễm chất độc da cam. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (7).jpg
Cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trước và sau quy trình giải độc cho người bệnh tại Trung tâm xông hơi, giải độc và phục hồi chức năng thuộc Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (6).jpg
Anh Nguyễn Sơn Lâm (sinh năm 1982, quê Quảng Ninh), chỉ cao 90cm, nặng 27 kg, bị teo cả hai chân do di chứng chất độc da cam/dioxin từ người cha. Với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, anh đã nỗ lực học tập, hoàn thành 2 bằng đại học tiếng Anh và tiếng Nhật, thành thạo giao tiếp tiếng Pháp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội đóng góp sức lực, trí tuệ cho cộng đồng. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (5).jpg
Các nạn nhân da cam được học nghề làm hoa voan tại cơ sở 3 của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (4).jpg
Thương binh Trần Công Vở, thôn Ngô Đồng, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) mang trong mình chất độc da cam và 2 trong số 5 người con của ông cũng bị nhiễm. Với nghị lực và ý chí người lính, ông đã đầu tư mô hình vườn ao chuồng, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (3).jpg
Ông Trần Đình Hoàn (bên trái) ở Tiểu khu Quyết Thắng, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) mang trong người chất độc da cam nhưng luôn nỗ lực phấn đấu, là tấm gương về nghị lực sống. Ông đã giúp người dân trong tiểu khu có cuộc sống ổn định và chung tay xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Diệp Anh/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (2).jpg
Chị Hoàng Lan Hương ở tổ 3 phường Minh Xuân (thành phố Tuyên Quang), nạn nhân chất độc da cam/dioxin, sinh ra bị liệt gần như toàn thân, khó khăn trong giao tiếp, mọi di chuyển đều nhờ vào chiếc xe lăn. Qua đôi bàn chân nhỏ bé, chị luôn nỗ lực, tự mày mò để biết viết, biết đọc, lướt web, vẽ tranh, trồng hoa, thêu thùa, đan lát thậm chí sử dụng điện thoại thông minh một cách khéo léo. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)
ttxvn-nan nhan da cam (1).jpg
Bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng các nạn nhân da cam, người khuyết tật đi bộ đồng hành “Vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo” năm 2019. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục