World Cup 2018: Dịp “kiếm cơm” của nghề làm cờ ở Bangladesh

Người dân Bangladesh sẵn sàng hy sinh cả giấc ngủ của mình để không bỏ lỡ cơ hội kiếm thêm thu nhập từ việc bán những lá cờ có in hình các cầu thủ nổi tiếng hoặc quốc kỳ của các cường quốc bóng đá.
World Cup 2018: Dịp “kiếm cơm” của nghề làm cờ ở Bangladesh ảnh 1Quốc kỳ Argentian tại Dhaka, Bangladesh. (Nguồn: AFP)

World Cup 2018 đã mang đến một dịp may hiếm có đối với người dân Bangladesh - đất nước 160 triệu dân, song đội tuyển quốc gia chỉ được Liên đoàn bóng đá (FIFA) xếp hạng 197 trên tổng số 202.

Nhiều người ở quốc gia Nam Á này sẵn sàng hy sinh cả giấc ngủ của mình để không bỏ lỡ cơ hội kiếm thêm thu nhập từ việc bán những lá cờ có in hình các cầu thủ nổi tiếng hoặc quốc kỳ của các cường quốc bóng đá trên thế giới.

Với người Bangladesh, môn thể thao “vua” là cricket, song cứ 4 năm một lần người dân nước này lại lên “cơn cuồng trái bóng tròn." Họ thể hiện lòng hâm mộ bằng cách diễu cờ của quốc gia bóng đá yêu thích trên phố phường.

Hiện video clip buổi diễu hành lá cờ Argentina dài tới 200m hồi tuần trước tại thành phố Madarganj vẫn đang được lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội.

[Những món ăn độc đáo dành riêng cho vòng chung kết World Cup 2018]

Cơ sở của anh Hossein, 40 tuổi, là một trong hàng chục "nhà máy" tại quận Merainagar ở thủ đô Dhaka chuyên sản xuất những lá cờ phục vụ cho World Cup 2018 tại Nga.

Anh Hossein cho biết mỗi ngày anh chỉ ngủ không quá 2 tiếng, thậm chí hai tháng cuối trước khi World Cup khai màn anh đã làm việc hầu như không nghỉ ngơi. Mỗi ngày anh in tới hàng chục nghìn lá quốc kỳ của các "ông lớn" bóng đá.

Trong khi đó, anh Selim Howlader - chủ một xưởng thợ gồm 25 nhân công, cho biết anh bán được khoảng 15.000 lá cờ mỗi ngày. Được ưa chuộng nhất là cờ Argentina và Brazil. Những đơn đặt hàng may cờ cỡ "khủng” cũng không hiếm.

World Cup 2018 đang đem lại nụ cười hạnh phúc cho khoảng 4 triệu công nhân đang làm việc tại 4.500 xưởng may của Bangladesh, từ những lá cờ không mang màu sắc quốc kỳ của họ.

Những công nhân nghèo này kiếm được trung bình 35 USD/ngày từ việc may cờ lưu niệm, trong khi lương tháng họ được trả chỉ khoảng 70 USD, thuộc loại thấp nhất trên thế giới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.