Tại điểm giao dịch vàng trên phố Trần Nhân Tông ghi nhận có nhiều người dân đã xếp hàng từ 1 giờ sáng để chờ đến giờ mua vàng nhân ngày Thần Tài năm 2019.
Minh Sơn
Ngày Thần Tài 2019 này rơi vào thứ Năm ngày 10 tháng Giêng Âm lịch (tức vào ngày 14/02/2019), ngay từ sáng sớm tại một số cửa hàng trên phố Cầu Giấy, hay 'thủ phủ' vàng Trần Nhân Tông đã rất đông người dân đứng xếp hàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Từ khoảng 5 giờ sáng, rất đông người dân đã xếp hàng trật tự chờ đến giờ mua vàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cô Liên (Cầu Giấy, Hà Nội) xếp hàng từ 4 giờ sáng để mua vàng. Cô cho hay nhiều năm nay đã duy trì thói quen mua vàng vào ngày Thần Tài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên phố Trần Nhân Tông, hình ảnh người dân đứng chờ xếp hàng đông nghẹt cả một góc phố không phải là hình ảnh hiếm gặp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo thông lệ, cứ vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch, nhiều nhà làm ăn, buôn bán và kinh doanh đều mua vàng làm lễ vật để cầu xin một năm làm ăn gặp nhiều may mắn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngày Thần Tài và Valentine năm nay diễn ra trùng nhau, sức mua vì thế được dự đoán khá lớn ở cả 2 phân khúc khách hàng là người mua cầu may và mua vàng tặng tình nhân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các cửa hàng vàng tại đây dường như quen thuộc với việc xếp hàng nên đã phát số thứ tự cho người dân để chờ đến giờ giao dịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá vàng trang sức Bảo Tín Minh Châu thời điểm giao dịch có giá mua vào 3,64 triệu đồng, bán ra 3,71 triệu đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều người tỏ ra mệt mỏi vì thời gian xếp hàng quá lâu. Dự kiến khoảng 6 giờ 30 sáng 14/2, các điểm giao dịch vàng bắt đầu mở cửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm nay, giá vàng thay đổi liên tục, lúc lên lúc xuống và có xu hướng cao lên theo thời gian. Theo dự đoán của nhiều người thì càng về trưa, rất có thể giá vàng sẽ còn tăng cao hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chú Nguyễn Văn Hùng (Yên Sở, Hà Nội) đã xếp hàng từ 1 giờ sáng để mua vàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chú Hùng cho biết năm nay đã mua cho mình 3 chỉ vàng để lấy may. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo quan niệm dân gian, nếu xuất tiền mua vàng trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng sẽ nhận được nhiều may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm. Ngày nay, việc mua vàng vào ngày Thần Tài còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với những người làm ăn, buôn bán, cầu cho tiền tài của cải sẽ được Thần Tài phù hộ cho sinh sôi nảy nở trong suốt một năm mới kéo dài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, việc mua vàng đầu năm cũng được coi là một hình thức tiết kiệm của người Việt Nam. Trong tâm lý, thói quen của người Việt, vàng vẫn được coi là kênh đầu tư và 'giữ tiền' an toàn nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm nay, ngoài các sản phẩm truyền thống thì nhiều sản phẩm độc đáo cho riêng năm Hợi cũng tràn lan. Những miếng vàng hình Thần Tài, các sản phẩm vàng in hình linh vật Hợi, tượng vàng hình Hợi... đã được các doanh nghiệp vàng bạc tung ra để phục vụ nhu cầu của thị trường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trái ngược với sự đông đúc tại Bảo Tín Minh Châu thời điểm bắt đầu giao dịch, nhiều cửa hàng vàng xung quanh đều xảy ra tình trạng vắng vẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thị trường vàng trong nước tuần cuối trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2019 có giao dịch khởi sắc, giá vàng đã vượt mốc 37 triệu đồng mỗi lượng và ghi nhận mức tăng cao nhất từ đầu năm 2019 đến nay.
Giá vàng SJC và thương hiệu Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu phiên sáng 12/2 giữ vững ngưỡng 37 triệu đồng mỗi lượng trong bối cảnh tỷ giá trung tâm tiếp tục đi lên.
Đại diện TPBank cho biết, nhà băng đã triển khai tính năng mua vàng ngay tại ứng dụng TPBank eBank để khách hàng có thể mua vàng không phải lo xếp hàng, không lo tăng giá vàng trong ngày Thần Tài.
Thương hiệu Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu ít biến động trước ngày vía Thần Tài, nhưng giao dịch tại hệ thống doanh nghiệp này có xu hướng nóng dần.