Thôngtin này được đưa ra trong buổi làm việc và kiểm tra của Bộ Xây dựng tạicông trường thi công thủy điện Lai Châu chiều 30/1.
Tạicông trình trọng điểm này thường xuyên có sự góp mặt của khoảng bốn ngànlao động, làm việc liên tục 3 ca 4 kíp. Đó là đội ngũ nhân lực đến từbốn doanh nghiệp đầu đàn trong lĩnh vực xây lắp, gồm các tổng công ty: Sông Đà, Trường Sơn, Lilama, Licogi do Tổng công ty Sông Đà làm tổng thầu.
Để đảm bảo mục tiêu tiến độ xử lý nền đập để đổ gần 1 triệu m3 bêtôngđầm lăn vào đầu tháng Ba, hiện đã có 1.000 cán bộ, công nhân viên tìnhnguyện ăn Tết trên công trường để tiếp tục duy trì hoạt động thi côngxây lắp. Lực lượng tình nguyện này sẽ nghỉ ngày 30 và sáng mùng 1 Tết,sau đó ra quân khai xuân ngay từ chiều mùng 1 Tết.
Thủy điệnLai Châu là công trình đầu nguồn (bậc 3) của dòng chính Sông Đà, trênthủy điện Sơn La và Hòa Bình. Nhà máy có tổng công suất lắp đặt là 1.200MW với điện năng trung bình khoảng 4,797 tỷ kWh/năm; trong đó tăng chocác thủy điện bậc dưới 0,105 tỷ kWh, góp phần chống lũ vào mùa mưa vàcấp nước khi mùa hạn, cho vùng đồng bằng bắc bộ. Dự án do Tập đoàn Điệnlực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.
Được khởi công xây dựngtừ ngày 1/5/2011, dự án đã ngăn Sông Đà đợt I từ ngày 24/4/2012 vàchống lũ an toàn năm 2012. Sau hơn một năm xây dựng, công trình đã hoànthành khối lượng và các mục tiêu thi công đặt ra trong năm 2012 như đàomóng công trình, dẫn dòng thi công, xử lý nền móng, đổ bêtông cửa nhậntheo tiến độ yêu cầu.
Bên cạnh đó, để đảm bảo đời sống cho người laođộng, dự án đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở cho 6.000 cán bộ công nhânviên trên công trường; xây các công trình công cộng (bệnh xá, trườngmẫu giáo, trường tiểu học, chợ, bến xe…) cùng nhiều hạng mục phụ trợ…
Thủyđiện Lai Châu có quy mô lớn và yêu cầu phức tạp, nên yêu cầu chất lượngphải đặt lên hàng đầu. Do đó, ngoài lực lượng giám sát chất lượng củaBan Quản lý dự án thủy điện Sơn La, EVN đã cho phép Ban A Sơn La ký hợp đồng thuêtư vấn nước ngoài (Colenco và HPI) trợ giúp trong quá trình quản lý,giám sát chất lượng thi công.
Hiện hai lực lượng này đang phối hợp chặtchẽ với cơ quan tư vấn thiết kế, các đơn vị thi công tổ chức nghiêm túccông tác quản lý chất lượng thi công công trình.
Theo đánh giá của EVN,kết quả các hạng mục, công việc đã thi công đều đạt chất lượng, an toàntheo thiết kế; hạng mục công trình chống lũ được thử thách và đảm bảo antoàn trong các mùa lũ vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Xây dựngTrịnh Đình Dũng đánh giá đây là công trình lớn, vì vậy phải tổ chứcthực hiện một cách khoa học; chú ý áp dụng khoa học công nghệ triệt đểvào quá trình thi công và quản lý của cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu; sửnguồn lao động có chất lượng, kỷ luật và kỹ thuật.
Đội ngũ thi công thủyđiện Lai Châu cũng là các đơn vị chủ lực đã tham gia công trình thủyđiện Sơn La và có kinh nghiệm thi công nhiều dự án thủy điện lớn nhỏtrên toàn quốc. Bởi vậy, nhà thầu cần phát hiện và rút ra kinh nghiệm từcác công trình trước để hạn chế tối đa các nhược điểm, nâng cao chấtlượng công trình thủy điện Lai Châu.
Thời gian tới, khối lượngcông việc nhiều và các hạng mục quan trọng nên phải tổ chức thi công tốtđể đáp ứng tiến độ theo yêu cầu. Chất lượng phải được kiểm soát và đảmbảo từ khâu tư vấn đến giám sát thi công xây lắp. Các đơn vị thi côngphải chịu trách nhiệm về phần việc được giao; thận trọng trong xử lý cáckhiếm khuyết hay mắc phải tại các công trình đã thi công trước đó; đảmbảo an toàn cho cả công trình và người lao động. Đặc biệt, nếu rút ngắntiến độ như tại thủy điện Sơn La, thì sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư.
Theophản ánh của các đơn vị, hiện dự án vẫn còn một số bất cập cần sớm khắcphục như vốn để mở L/C của hợp đồng cơ điện chưa có và EVN đang phảinghiên cứu các phương án để báo cáo Chính phủ; các ngân hàng cho EVN vayvốn công trình này vẫn còn thiếu 14.000 tỷ đồng; hợp đồng tổng thầugiữa chủ đầu tư và tổng thầu cũng vẫn còn đang ở giai đoạn thương thảo,chưa hoàn thiện chi tiết…
Riêng về việc chưa có Thông tư hướng dẫn thựchiện hình thức Tổng thầu, Bộ Xây dựng khẳng định sẽ sớm ban hành trongthời gian tới./.