Khi doanh nghiệp FDI rơi vào tình huống tranh chấp thương mại

40% doanh nghiệp FDI chọn giải quyết tranh chấp qua trọng tài

Thống kê khảo sát nhóm doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chỉ ra một vấn đề rất đáng lo ngại, đó là vài doanh nghiệp FDI đã cho biết, họ đã sử dụng đến “xã hội đen” để nhờ giải quyết tranh chấp.
40% doanh nghiệp FDI chọn giải quyết tranh chấp qua trọng tài ảnh 1Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Việc giải quyết tranh chấp thương mại thông quan trọng tài kinh tế đã rất phổ biến trên thế giới và điều này được thể hiện rất rõ ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI).

[Hệ thống bán lẻ nước ngoài: Kênh quảng bá hữu hiệu cho hàng Việt]

Theo các số liệu thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - VIAC, các tranh chấp được giải quyết tại VIAC phần lớn có sự tham gia của doanh nghiệp FDI. Ba năm qua, tỷ lệ giải quyết tranh chấp của cơ quan này có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy các doanh nghiệp gia tin tưởng nhiều hơn vào phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài.


Đến tòa là “phiền hà”

Ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – VIAC cho biết, 40% các doanh nghiệp FDI có xu hướng lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thay vì đưa nhau đến tòa án.

Theo ông Đạt, có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp FDI tránh giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án, như thời gian giải quyết quá dài và chi phí rất cao. Hơn thế nữa, một số doanh nghiệp FDI còn phàn nàn và lo ngại về tình trạng “chạy án,” xét xử thiếu công bằng cũng như năng lực của một số cán bộ Tòa án còn thấp.

40% doanh nghiệp FDI chọn giải quyết tranh chấp qua trọng tài ảnh 2(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn.)

Thống kê khảo sát nhóm doanh nghiệp FDI tại Việt Nam từ VIAC chỉ ra, vì tránh đến tòa, phần đông các doanh nghiệp FDI  giải quyết các tranh chấp thông qua trọng tài thương mại. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng các giải pháp khác, như khiếu nại tới quan chức tỉnh, tới đại sứ quán hay vận dụng mối quan hệ với các cán bộ công chức có ảnh hưởng và họ nhờ tác động giải quyết. Ngoài ra, một số ít doanh nghiêp nhờ đến báo chí, nhằm công khai vấn đề của họ ra công chúng, qua đó mong muốn các tranh chấp của mình có thể sẽ được giải quyết.

Báo cáo này còn chỉ ra một vấn đề rất đáng lo ngại, đó là một vài  doanh nghiệp FDI đã cho biết, họ đã sử dụng đến “xã hội đen” để nhờ giải quyết tranh chấp.

Minh bạch hóa hệ thống pháp luật

Đánh giá cao sự đóng góp của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam, ông Vũ Ánh Dương, Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam –VIAC đã đưa đến góc nhìn khách quan, “Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong khu vực và thế giới. Và, một trong những động lực lớn đóng góp vào sự tăng trưởng, đó là hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể là nhóm doanh nghiệp FDI. Khối đầu tư ngoại trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng, động lực tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên, các dòng vốn đầu tư quốc tế cũng như các dòng chảy thương mại xuyên biên giới thường rất ‘nhạy cảm’ và biến động chuyển dịch phụ thuộc vào các yếu tố tại điểm đến đầu tư.”

40% doanh nghiệp FDI chọn giải quyết tranh chấp qua trọng tài ảnh 3Ba năm trở lại đây, tỷ lệ tranh chấp nội địa có xu hướng gia tăng. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo ông Dương, Chinh phủ đã nhìn nhận rất rõ vấn đề này và có nhiều cam kết, hành động mạnh mẽ để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

“Cụ thể, những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ đặt ra, đó là tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật, minh bạch hóa hệ thống pháp luật, đảm bảo tính sẵn có và hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền được tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, đảm bảo hiệu lực thi hành của các bản án và phán quyết trọng tài,” ông Dương nói.

Về phía VIAC, ông Đạt cho biết, phiên bản quy tắc tố tụng - 2017 đã được cập nhật, thích hợp với sự vận động và thay đổi trong đời sống thực đồng thời bổ sung thêm một số quy định mới nhằm hoàn thiện hơn về thủ tục tố tụng trọng tài cũng rút ngắn thời gian giải quyết.

“VIAC đang nỗ lực để  trở thành địa chỉ giải quyết tranh chấp tin cậy, giúp các doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, an tâm bỏ vốn đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam,” ông Đạt nhấn mạnh./.

Giải quyết tranh chấp đầu tư bằng phương thức trọng tài. (Nguồn: Vnews)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.