43 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: 'Về đây đồng đội ơi'
Ngày 17/2, tấp nập người đến viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, thắp nén tâm nhang tri ân những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Tấm bia đá khắc lại những câu chuyện, ký ức không quên của một thời lịch sử đã qua trong Đài hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại điểm cao 468 nằm ở lưng chừng núi Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Tháng Hai. Những bông đào rừng bung nở khoe sắc dọc biên giới Việt-Trung. Dưới bầu trời vùng biên ải của Tổ quốc là màu xanh của bình yên, là cuộc sống hiền hòa, êm đềm của người dân.
Nhưng cũng tại vùng sơn cước này đang khắc khoải nỗi niềm của những người trong hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt đồng đội đã hòa vào đất mẹ.
Đồng đội của họ là những người đã "Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử" để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, hy sinh vì độc lập-tự do, vì một biên cương hòa bình.
Kỷ niệm 43 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979-17/2/2022), phóng viên TTXVN thực hiện loạt bài "Về đây đồng đội ơi."
Bài 1: Những cái chết hóa đá bất tử
Ngày 17/2, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) tấp nập người đến viếng, thắp nén tâm nhang tri ân những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tưởng nhớ những đồng bào đã ngã xuống bởi đạn pháo của quân xâm lược 43 năm trước.
Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên có những cựu chiến binh đi thăm phần mộ đồng đội, vợ viếng mộ chồng, con thăm mộ cha và những đoàn khách từ mọi miền Tổ quốc.
Lặng lẽ đặt bó hoa trước Đài Tổ quốc ghi công rồi thắp nén nhang thơm lên những phần mộ Anh hùng liệt sỹ, ông Vương Trung Thực, nguyên chiến sỹ Tiểu đoàn 5 Vị Xuyên, đứng rất lâu như trò chuyện, nhắn nhủ với đồng đội của mình hãy yên lòng an nghỉ.
Bên phần mộ một liệt sỹ, ông Vương Trung Thực hồi nhớ: ngày 17/2/1979, đạn pháo của quân xâm lược dội vào toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, suốt một dải 1.200km từ Pa Nậm Cúm-Lai Châu đến Pò Hèn-Quảng Ninh.
Thời điểm đó, mảnh đất Vị Xuyên cũng hứng chịu những đợt pháo kích dữ dội từ bên kia biên giới. Đã có nhiều người dân Vị Xuyên chết bởi đạn pháo quân thù.
"Rạng sáng 17/2/1979, tôi nằm ngủ trong nhà thì nghe thấy tiếng đạn pháo địch bắn vào Vị Xuyên. Chúng bắn cả ngày cả đêm, vô cùng ác liệt. Năm 1984, tôi nhập ngũ chiến đấu để bảo vệ mảnh đất này," ông Vương Trung Thực nhớ lại rồi trầm tư nói: Vị Xuyên là nơi "đi trước, về sau" trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Sau khi chịu thiệt hại nặng nề bởi sự kháng cự quyết liệt của dân và quân ta trên toàn tuyến biên giới, lúc này các quân đoàn chủ lực của Việt Nam từ Tây Nam cơ động lên biên giới phía Bắc, vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, ngày 5/3/1979, địch buộc phải rút quân. Nhưng Vị Xuyên vẫn là trận địa nóng bỏng, nhiều giai đoạn không ngớt đạn pháo từ bên kia biên giới dội sang.
Mảnh đất này trở thành một mặt trận trọng điểm, chiến trường khốc liệt nhất bởi các cuộc tiến công dai dẳng cho tới gần 10 năm sau đó của quân xâm lược.
"Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên hiện có hơn 1.800 mộ liệt sỹ, trong đó có 1 ngôi mộ tập thể, hàng trăm mộ chưa xác định được thông tin. Hầu hết mộ Anh hùng liệt sỹ là những người đã hy sinh khi chiến đấu bảo vệ mảnh đất này," ông Vương Trung Thực nói.
Nhắc tới thời điểm khốc liệt đó, Thượng úy Nguyễn Xuân Đệ, cựu chiến binh Sư đoàn 356, người tham gia nhiều trận đánh ác liệt tại mặt trận nóng bỏng Vị Xuyên, hiện ở thành phố Hà Giang, kể: "Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử."
Lời thề ấy của liệt sỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Ninh, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 khắc ghi trên báng súng đã trở thành phương châm sống, chiến đấu của những người lính Vị Xuyên.
Trên chiến trường, quân ta bám trụ từng điểm cao, từng tấc đất, mỏm đá. Có những quả đồi diễn ra hàng chục trận đánh giành đi, giật lại giữa ta và địch. Không một hòn đá, không một mét đất nào không thấm máu người lính Việt Nam. Quả đồi Đài do đạn pháo dội vào mà bị phạt sâu hơn 1m, trắng xóa như vôi nên còn có tên gọi là "Lò vôi thế kỷ."
Hàng nghìn chiến sỹ đã ngã xuống, nhiều người bỏ lại một phần cơ thể nơi rừng sâu núi thẳm, ông Nguyễn Xuân Đệ nhớ lại.
Tưởng nhớ đồng đội, ông Nguyễn Xuân Đệ đau đáu nói về "tâm nguyện đời người." Đó là tìm kiếm, quy tập hài cốt những đồng đội đang nằm dưới những khe núi, thung sâu, đã hòa mình vào mảnh đất Vị Xuyên.
Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), có 1.782 anh hùng liệt sỹ và một mộ tập thể, trong đó có hơn 1.500 liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
"Cùng ăn, cùng ngủ, cùng chiến đấu với nhau nhưng mình may mắn còn sống mà đồng đội mình thì hy sinh. Nỗi đau đó như bản thân mất đi ngón tay, ngón chân. Xót thương vô cùng. Chưa khi nào chúng tôi nguôi quên đồng đội mình," ông Nguyễn Xuân Đệ day dứt nói.
Đã nhiều lần ông Nguyễn Xuân Đệ cùng những cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên và Sư đoàn 356 tìm vào cao điểm 468 ở thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy - trung tâm của mặt trận Vị Xuyên phía tây sông Lô, cũng là nơi có đài quan sát và trận địa pháo của bộ đội ta.
Họ cũng lần theo từng dấu vết ở bình độ 300, điểm cao 400 với mong muốn tìm lại được hài cốt đồng đội. Song như ông chia sẻ, đây là việc "hết sức khó khăn."
Khi cuộc chiến kết thúc, một số đơn vị rút quân về tuyến sau, có đơn vị đã giải thể theo yêu cầu nhiệm vụ, công tác bàn giao mộ liệt sỹ, danh sách liệt sỹ, sơ đồ mộ cho tỉnh có nhiều thiếu sót và chưa đầy đủ.
Hơn nữa, do đã nhiều năm, địa hình, địa vật của chiến trường xưa có nhiều thay đổi; nhân chứng lịch sử người còn, người mất, tuổi cao, hơn nữa địa hình đồi núi phức tạp, còn sót lại nhiều bom, mìn, vật cản.
"Dù vậy thời gian qua, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ đã được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Hà Giang quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả, đã đưa nhiều anh em về với đồng chí, đồng đội. Mới đây có 3 hài cốt liệt sỹ đã được quy tập tại thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên," ông Nguyễn Xuân Đệ chia sẻ./.
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979 là cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia.
Pò Hèn là nơi ghi dấu trận chiến đấu ác liệt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc 42 năm trước và là nơi tưởng niệm 86 người con của đất nước đã anh dũng nằm xuống để giữ gìn cương vực lãnh thổ.
42 năm đã trôi qua, màu xanh đã phủ lên vết thương nơi mảnh đất địa đầu phía Bắc nhưng lịch sử vẫn mãi khắc ghi lòng yêu nước, quả cảm của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã có hơn 4.000 cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh, hơn 9.000 người bị thương và hiện còn trên 2.000 hài cốt liệt sỹ vẫn chưa được tìm thấy và quy tập.
Theo ước tính, khối lượng rác trong vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang sau bão lũ thuộc địa bàn các huyện Na Hang và Lâm Bình là hơn 25.000m3, với diện tích mặt nước bị ảnh hưởng hơn 4.500ha.
Không còn là một vùng quê thuần nông, đến nay thị xã Đông Triều đã trở thành một mắt xích quan trọng trong kết nối tỉnh Quảng Ninh với nhiều địa phương.
Tại Bình Định, ngư dân đang gặp khó vì “vướng” quy định tại phụ lục V của Nghị định về kích thước cá ngừ vằn được phép đánh bắt (chiều dài nhỏ nhất cho phép đánh bắt là 500mm).
Với mức độ nguy hiểm được đánh giá là mất an toàn cao, Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên đã báo cáo với cơ quan cấp trên, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn và tổ chức di dời.
Nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, do đó lựa chọn cho mình một nghề phù hợp sẽ góp phần đưa đến sự thành công trong công việc nhờ sự nỗ lực mỗi ngày.
Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Điều 27 để khắc phục những bất cập hiện nay.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mới đây về chống lãng phí đã khái quát một cách toàn diện các dạng thức lãng phí đang phổ biến - đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Sáng 24/10, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ xuất quân cho Đội K53 lên đường triển khai nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sỹ tại Lào và Campuchia mùa khô năm 2024-2025.
Nhờ tuyên truyền, số lượng gấu bị nuôi nhốt trên địa bàn Hà Nội (đặc biệt là tại huyện Phúc Thọ) đã giảm đáng kể, song hiện vẫn còn gần 100 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các sơ sở tư nhân.
Trong tổng số 7 bị can bị khởi tố có 6 bị can sẽ đưa ra xét xử; còn bị can Nguyễn Duy Linh (cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy) đã qua đời vào tháng 6/2023 do bệnh lý.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục.
Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cơ sở PK ĐHY Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bảng hiệu sai có chủ đích để tạo niềm tin; thay tên đổi họ, giả danh bác sỹ, nhân viên y tế để khám-chữa bệnh trái phép.
Trước việc thiếu nguồn cát đắp nền đường các dự án cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra giải pháp nhằm tìm nguồn vật liệu bổ sung cho nhà thầu thi công.
Theo ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Khoảng 16 giờ ngày 22/10, sau giờ tan học, em Đ.T.D và Tr.P.S rủ nhau xuống biển Xuân Thành chơi, sau đó, gia đình không thấy các em về nhà nên đã tìm kiếm và trình báo cơ quan chức năng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tới đây sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các phương án xây hồ chứa nước ngọt; phòng chống sạt lở lòng, bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các đường gom dân sinh được địa phương kiến nghị bổ sung để tạo điều kiện cho việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn sẽ được Bộ Giao thông Vận tải bố trí nguồn vốn để hoàn thành.
Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Phú Thọ đang từng bước được nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719.
Đến với đảo Sinh Tồn Đông, giữa biển trời mênh mông Tổ quốc, tất cả đều được chứng kiến cuộc sống và sự cống hiến thầm lặng của những người lính đảo nơi đầu sóng ngọn gió.
Cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là hết sức quan trọng.
Tính đến hết ngày 22/10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ủng hộ hơn 3.000 bộ sách giáo khoa và gần 800 triệu đồng cho học sinh, giáo viên và người dân các vùng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, trong đó có chỉ tiêu về hạ tầng quan trọng, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cùng thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai các nội dung phân cấp, phân quyền, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Ngày 23/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Từ 1 giờ ngày 24/10 đến 1 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, sau có khả năng đổi hướng Tây Nam và di chuyển chậm lại.
Cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành có chiều dài 128,8 km với 4 làn xe, vận tốc dự kiến 100-120 km/h, được thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Tỉnh Bắc Giang đã huy động kinh phí, ngày công, nguyên vật liệu, đồ dùng sinh hoạt trị giá gần 78 tỷ đồng; đã triển khai khởi công, hoàn thành và bàn giao 1.351 nhà, đạt 97% kế hoạch xóa nhà tạm 2024.
Chiều 23/10/2024 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga.