Chiến sỹ Trần Thành, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Thủ đô Hà Nội ngày 23/12/1946 - những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, với ý chí Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN)
Chiến sỹ Trần Thành, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Thủ đô Hà Nội ngày 23/12/1946 - những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, với ý chí Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN)
Ngôi nhà ở làng Vạn Phúc (Hà Đông), nơi Hồ Chủ tịch ở và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngôi nhà ở làng Vạn Phúc (Hà Đông), nơi Hồ Chủ tịch ở và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. (Ảnh: TTXVN phát)
Lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên chống giặc Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên chống giặc Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ Vệ quốc đoàn chiến đấu bảo vệ Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ Vệ quốc đoàn chiến đấu bảo vệ Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 Lực lượng vũ trang cách mạng tham gia phong trào Nam tiến, sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Lực lượng vũ trang cách mạng tham gia phong trào Nam tiến, sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Người dân ngả cây trên đường Hà Nội-Hà Đông để ngăn bước tiến của giặc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Người dân ngả cây trên đường Hà Nội-Hà Đông để ngăn bước tiến của giặc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 Nhân dân Thủ đô mang đồ dùng gia đình dựng chiến lũy chặn quân Pháp trên phố Mai Hắc Đế. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân Thủ đô mang đồ dùng gia đình dựng chiến lũy chặn quân Pháp trên phố Mai Hắc Đế. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 26/9/1945, tại ga Hàng Cỏ, đoàn quân Nam tiến đầu tiên rời Hà Nội vào chi viện cho miền Nam, mở đầu cho phong trào Nam tiến, cả nước sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 26/9/1945, tại ga Hàng Cỏ, đoàn quân Nam tiến đầu tiên rời Hà Nội vào chi viện cho miền Nam, mở đầu cho phong trào Nam tiến, cả nước sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai.Trong ảnh: Tiểu đoàn Nguyễn Văn Tố diễu hành ở Sài Gòn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp năm 1945. (Ảnh: TTXVN)
Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai.Trong ảnh: Tiểu đoàn Nguyễn Văn Tố diễu hành ở Sài Gòn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp năm 1945. (Ảnh: TTXVN)
Quân dân Thủ đô sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân dân Thủ đô sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một khẩu đội pháo của Vệ Quốc đoàn tại trận địa pháo đài Láng (Hà Đông) tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một khẩu đội pháo của Vệ Quốc đoàn tại trận địa pháo đài Láng (Hà Đông) tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đoàn tàu quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội và du kích phá hủy trên đường số 5 (Hà Nội-Hải Phòng). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đoàn tàu quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội và du kích phá hủy trên đường số 5 (Hà Nội-Hải Phòng). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ tự vệ Thủ đô sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất, từng căn nhà. (Ảnh: TTXVN)
Các chiến sỹ tự vệ Thủ đô sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất, từng căn nhà. (Ảnh: TTXVN)
Quân và dân Thủ đô đào công sự sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: TTXVN)
Quân và dân Thủ đô đào công sự sẵn sàng chiến đấu. (Ảnh: TTXVN)
 Quân và dân Hà Nội đào giao thông hào ngay trong Bắc Bộ phủ, sẵn sàng chiến đấu chống giặc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân và dân Hà Nội đào giao thông hào ngay trong Bắc Bộ phủ, sẵn sàng chiến đấu chống giặc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân và dân Thủ đô lập chướng ngại vật trên đường phố, sẵn sàng chiến đấu cản bước tiến của địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân và dân Thủ đô lập chướng ngại vật trên đường phố, sẵn sàng chiến đấu cản bước tiến của địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ tự vệ và nhân dân Hà Nội đào hầm hào, xây công sự chuẩn bị chiến đấu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ tự vệ và nhân dân Hà Nội đào hầm hào, xây công sự chuẩn bị chiến đấu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Vệ Quốc đoàn lập chốt chiến đấu tại chợ Đồng Xuân.(Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Vệ Quốc đoàn lập chốt chiến đấu tại chợ Đồng Xuân.(Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đêm 19 rạng sáng 20/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu nổ ra ở Hà Nội, mở đầu thời kỳ cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược. Với tinh thần ''Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh,'' quân và dân Thủ đô đã giam chân kẻ thù suốt 60 ngày đêm trong lòng Hà Nội, tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ rút về khu an toàn, tản cư được phần lớn nhân dân, đưa một khối lượng lớn máy móc, thiết bị phục vụ kháng chiến lên chiến khu, góp phần cho cả nước chuẩn bị chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đêm 19 rạng sáng 20/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu nổ ra ở Hà Nội, mở đầu thời kỳ cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược. Với tinh thần ''Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh,'' quân và dân Thủ đô đã giam chân kẻ thù suốt 60 ngày đêm trong lòng Hà Nội, tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ rút về khu an toàn, tản cư được phần lớn nhân dân, đưa một khối lượng lớn máy móc, thiết bị phục vụ kháng chiến lên chiến khu, góp phần cho cả nước chuẩn bị chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân và dân Thủ đô lập chốt chiến đấu trên phố Hàng Bài. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân và dân Thủ đô lập chốt chiến đấu trên phố Hàng Bài. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô (sau thuộc Sư đoàn 308-Đại đoàn Quân Tiên phong) bàn kế hoạch tác chiến trong những ngày Toàn quốc kháng chiến. Sau 9 năm, cũng chính những người lính của Trung đoàn đã trở về tiếp quản Thủ đô giải phóng (10/10/1954) trong tư thế những người chiến thắng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô (sau thuộc Sư đoàn 308-Đại đoàn Quân Tiên phong) bàn kế hoạch tác chiến trong những ngày Toàn quốc kháng chiến. Sau 9 năm, cũng chính những người lính của Trung đoàn đã trở về tiếp quản Thủ đô giải phóng (10/10/1954) trong tư thế những người chiến thắng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngôi nhà ở làng Vạn Phúc (Hà Đông), nơi Hồ Chủ tịch ở và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. (Ảnh: TTXVN)
Ngôi nhà ở làng Vạn Phúc (Hà Đông), nơi Hồ Chủ tịch ở và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. (Ảnh: TTXVN)
Ngôi nhà ở làng Vạn Phúc (Hà Đông), nơi Hồ Chủ tịch ở và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. (Ảnh: TTXVN)
Ngôi nhà ở làng Vạn Phúc (Hà Đông), nơi Hồ Chủ tịch ở và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. (Ảnh: TTXVN)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

74 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến: Thời khắc trọng đại của dân tộc

74 năm trôi qua, nhưng khí thế hào hùng của lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã trở thành ngày lịch sử, là dấu son chói lọi trong đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.