Ai Cập và AL tăng trao đổi thương mại bất chấp bất ổn chính trị

Bất chấp bất ổn chính trị kể từ sau cuộc cách mạng Arab hồi năm 2011, trao đổi thương mại giữa Ai Cập và các nước thành viên của Liên đoàn Arab (AL) vẫn không ngừng gia tăng theo từng năm.
Ai Cập và AL tăng trao đổi thương mại bất chấp bất ổn chính trị ảnh 1Tổng thư ký AL Nabil al Arabi (trái) và Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bất chấp bất ổn chính trị kể từ sau cuộc cách mạng Arab hồi năm 2011, trao đổi thương mại giữa Ai Cập và các nước thành viên của Liên đoàn Arab (AL) đã không ngừng gia tăng.

Năm 2011, kim ngạch thương mại song phương giữa Ai Cập và AL đạt 67,85 tỷ LE (theo tỷ giá hiện hành, 1 LE tương đương 0,131 USD).

Con số này đã tăng lên 77,15 tỷ LE trong năm 2012 và cán mốc 90 tỷ LE vào năm 2013. Trong năm 2014, giá trị trao đổi thương mại hai chiều đạt 106,7 tỷ LE.

Theo Bộ Ngoại thương và Công nghiệp Ai Cập, tổng giá trị xuất khẩu của đất nước Kim tự tháp sang các nước thành viên của AL đạt khoảng 50 tỷ LE, tương đương 8,52 tỷ USD, vào năm 2011.

Năm 2012, con số này tăng lên hơn 54 tỷ LE (8,98 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu của Ai Cập sang AL tiếp tục tăng trong năm 2013 và năm 2014, đạt lần lượt là 62,9 tỷ LE và 66,2 tỷ LE.

Kim ngạch nhập khẩu của Ai Cập từ các quốc gia thành viên AL đạt hơn 17 tỷ LE (khoảng 3 tỷ USD) trong năm 2010.

Quốc gia Bắc Phi này đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể giá trị nhập khẩu của mình ​​trong năm 2013, với con số lên tới 40,47 tỷ LE.

Trong năm 2014, giá trị nhập khẩu từ AL đã giảm nhẹ xuống 37 tỷ LE.

Các sản phẩm chính trong hoạt động giao thương giữa Ai Cập và các nước thành viên AL bao gồm vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, thiết bị kỹ thuật, điện tử, dược phẩm, sản phẩm da, hàng may mặc và đồ nội thất.

Ai Cập đang có kế hoạch tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ trong vòng bốn năm tới.

Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu phi dầu mỏ của đất nước Kim tự tháp dự kiến đạt khoảng 28 tỷ USD./

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.