Ai Cập và Mỹ tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư

Theo tuần báo Ai Cập mang tên al- Ahram, Mỹ đã đưa ra một loạt các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư với Ai Cập.
Theo tuần báo Ai Cập mang tên al- Ahram, Mỹ đã đưa ra một loạt các biện pháptăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư với Ai Cập nhân chuyến thăm làm việc mớiđây của một đoàn doanh nghiệp và quan chức Mỹ nhằm thăm dò thị trường Ai Cập saukhi nước này có chính quyền mới.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Nides thẳng thắn tiết lộ trong một bài phátbiểu gần đây: "Đầu tư là chìa khóa cho phép vượt qua giai đoạn này và thúc đẩykinh tế. Đó là lý do chúng tôi có mặt tại Ai Cập.”

Theo Phòng Thương mại Mỹ tại Ai Cập, tổng vốn đầu tư của Mỹ tại quốc gia nàyđạt 14,6 tỷ USD tính đến tháng Ba năm nay, chiếm 24% tổng đầu tư của Mỹ ở châuPhi. Đối với Ai Cập, để vượt qua khủng hoảng kinh tế sau cuộc nổi dậy của “Mùa Xuân Arập,” chính phủ nước này đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 3-4%trong tài khóa 2012-2013, thu hút đầu tư đạt giá trị 267 tỷ LE (đồng bảng AiCập) và giảm thâm hụt ngân sách, hiện đang chiếm 8% GDP.

Phát biểu tại một hội nghị do Phòng Thương mại Mỹ tại Ai Cập tổ chức tuầnqua, Thủ tướng Ai Câp tuyên bố: “Hợp tác với Mỹ là một công cụ quan trọng đểgiúp chúng tôi đạt được những mục tiêu này."

Trước đó Bộ trưởng Tài chính Momtaz al-Saeed cho biết phía Ai Cập đã giớithiệu những cơ hội đầu tư với đoàn doanh nghiệp Mỹ theo mô hình hợp tác công tư(PPP); trong đó có các trạm thoát nước vệ sinh, các nhà máy điện, bến cảng vàcác nhà máy tái chế chất thải.

Bộ Dầu mỏ cũng đã giới thiệu với đoàn danh sách các khu vực khai thác dầu khíở Ai Cập và thảo luận với chủ tịch của các tập đoàn dầu khí Mỹ về các cơ hội đầutư trong lĩnh vực này.

Tại các cuộc thảo luận phía Mỹ nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền của ngườilao động trong khi cho rằng sự thành công của bất cứ khoản đầu tư nào phụ thuộcrất nhiều vào các quyền này.

Khu vực tự do thương mại và Thỏa thuận về các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn(QIZ) là những chủ đề trung tâm của các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ai Cập.

Từ lâu,Chính phủ Ai Cập đã yêu cầu Mỹ xem xét giảm tỷ lệ linh kiện do Israel chế tạođối với các sản phẩm của QIZ để có đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ. Ai Cập cũngmuốn thực hiện QIZ tại một số khu vực hành chính khác nhằm gia tăng lượng hàngxuất khẩu của Ai Cập sang Mỹ./.

Hoàng Chiến (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.