Airbus chi 4 tỷ USD nhằm dàn xếp cáo buộc hối lộ ở Pháp, Anh và Mỹ

Tập đoàn chế tạo máy bay của châu Âu Airbus đã nhất trí trả 4 tỷ USD cho Pháp, Anh và Mỹ để dàn xếp các cáo buộc hối lộ các quan chức chính phủ rồi che giấu thông tin.
Airbus chi 4 tỷ USD nhằm dàn xếp cáo buộc hối lộ ở Pháp, Anh và Mỹ ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Yahoo News)

Ngày 31/1, Tập đoàn chế tạo máy bay của châu Âu Airbus đã nhất trí trả 4 tỷ USD cho Pháp, Anh và Mỹ để dàn xếp các cáo buộc hối lộ.

Nhà chức trách tại 3 quốc gia trên cáo buộc Airbus đã hối lộ các quan chức chính phủ và nhiều hãng hàng không trên toàn cầu, sau đó che giấu những khoản chi này. Những cáo buộc được đưa ra sau các cuộc điều tra kéo dài gần 4 năm, bao trùm các hợp đồng bán hàng cho hàng chục đối tác nước ngoài của Airbus.

Các cáo buộc được công bố cùng thời điểm các tòa án ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương đồng thuận với các khoản dàn xếp giúp Airbus tranh khỏi cuộc chiến pháp lý lơ lửng suốt nhiều năm qua. Nhờ những dàn xếp kể trên, Airbus sẽ tránh được nguy cơ bị truy tố hình sự vốn được cho là có thể khiến hãng bị cấm tham gia các hợp đồng trong lĩnh vực công tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

[Airbus vượt Boeing về lượng máy bay xuất xưởng trong năm 2019]

Công tố viên Pháp Jean-Francois Bohnert cho rằng việc đạt được thỏa thuận dàn xếp giúp Airbus có thể tạm gác lại những trang sử tối tăm vì những hành động hối lộ trong quá khứ. Cơ quan công tố tài chính Pháp cũng cho biết Airbus đã đồng ý để cơ quan chống tham nhũng giám sát ở mức độ vừa phải việc thực hiện các điều khoản trong thỏa thuận dàn xếp.

Trong khi đó, Thẩm phán Thomas Hogan thuộc tòa án liên bang ở Washington cho rằng đây là một chương trình hối lội tràn lan và nguy hiểm tồn tại trong nhiều chi nhánh của Airbus SE và đã kéo dài nhiều năm. Hãng cũng đối mặt với các cuộc điều tra của Mỹ với cáo buộc vi phạm các quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đây là thỏa thuận dàn xếp cáo buộc tham nhũng nước ngoài có giá trị lớn nhất từ trước tới nay tại quốc gia này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.