Ám ảnh thương tật của nạn nhân bom nguyên tử ở Nagasaki
Hôm nay là ngày kỷ niệm tròn 70 năm Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai, xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản khiến hơn 70 ngàn người thiệt mạng.
Hôm nay là ngày kỷ niệm tròn 70 năm Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai, xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản khiến hơn 70 ngàn người thiệt mạng. Một trong những người còn sống sót từ sau thảm họa đó, cụ ông Sumitery Taniguchi (86 tuổi) đã phải mang trên mình những thương tật khủng khiếp.
Cụ Sumitery Taniguchi, khi đó mới 16 tuổi, chính là nhân chứng sống của một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử loài người.
Hầu như toàn bộ da cơ thể của cụ đều bị biết dạng do bị bỏng toàn thân. Cho đến giờ cụ vẫn không duỗi thẳng được tay trái, hang ngày vợ cụ vẫn phải xoa kem để làm dịu những vết đau âm ỉ.
Vụ nổ đã khiến ba xương sườn cụ bị gãy và đâm vào phổi, gây biến dạng vùng ngực.
Sau thảm họa, cụ tham gia một nhóm các nạn nhân còn sống sót tham gia đấu tranh chống phổ biến vũ khí hạt nhân với mong muốn không còn một ai trên thế giới này phải chịu đau đớn giống như cụ.
Khi quả bom nguyên tử nặng 5 tấn mang tên “Fat Man” được thả xuống Nagasaki, nằm phía Tây đảo Kyushu, cụ Taniguchi mới chỉ 16 tuổi.
Đây là một trong những hải cảng quan trọng nhất của Nhật Bản, và mục đích của Mỹ khi thả trái bom xuống đây là nhằm buộc quân đội Nhật Hoàng đầu hang, sau khi đã thả một trái bom khác xuống Hiroshima ba ngày trước đó.
Hai trái bom đã đặt dấu chấm hết cho Chiến tranh Thế giới thứ hai, cuộc chiến tàn bạo nhất trong lịch sử loài người.
Thị trưởng thành phố thúc giục các nhà lãnh đạo trên thế giới cần hồi sinh quyết tâm từ bỏ vũ khí hạt nhân và theo đuổi hòa bình giống như những gì thể hiện trong Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản.
Rất nhiều khách du lịch chọn Hiroshima để có thể tìm hiểu, sẻ chia về những mất mát mà người dân nơi đây đã phải hứng chịu, cũng như tận mắt chứng kiến tinh thần vươn lên không ngừng của người Nhật.
Ngày 6/8 và 9/8 cách đây 70 năm, thế giới đã lần đầu tiên chứng kiến bom nguyên tử được sử dụng trong chiến tranh, gây ra tổn thất to lớn về cả vật chất và tinh thần cho người dân Nhật Bản.
Ông Tibbets IV cho biết ông nội của ông, người đã ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, từng nói vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima đã khiến nhóm thực hiện nhiệm vụ không khỏi bị sốc.
Thủ tướng Shinzo Abe cho biết sẽ tái khẳng định nguyên tắc phi hạt nhân của Nhật Bản trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm vụ Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9/8.