Ấn Độ đặt mục tiêu hoàn tất thử vắcxin phòng COVID-19 vào đầu 2021

Vắcxin ZyCov-D của Ấn Độ là một trong số hàng chục vắcxin đang được thử nghiệm trên thế giới nhằm chống lại đại dịch COVID-19.
Ấn Độ đặt mục tiêu hoàn tất thử vắcxin phòng COVID-19 vào đầu 2021 ảnh 1Chuyển bệnh nhân nghi mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ ngày 10/7/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Công ty dược phẩm Zydus Cadila của Ấn Độ đặt mục tiêu trong tháng Hai hoặc tháng 3/2021 sẽ hoàn thành các thử nghiệm giai đoạn cuối đối với vắcxin ZyCov-D phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời tiến tới sản xuất khoảng 100 triệu liều/năm nếu việc thử nghiệm thành công.

Vắcxin ZyCov-D là một trong số hàng chục vắcxin đang được thử nghiệm trên thế giới nhằm chống lại đại dịch COVID-19.

Phát biểu với báo giới, Chủ tịch của công ty dược phẩm Zydus Cadila - ông Pankaj Patel cho biết: "Chúng tôi cần thêm khoảng bảy tháng để thử nghiệm loại vắcxin này. Hiện các dữ liệu là đáng khích lệ và vắcxin này đã chứng minh hiệu quả trong các cuộc thử nghiệm. Chúng tôi cũng sẵn sàng thảo luận về quan hệ đối tác với các công ty dược phẩm ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Tuy nhiên, giờ vẫn còn hơi sớm để thực hiện việc này. Chúng tôi sẽ tiến hành hoạt động đó vào cuối giai đoạn một và hai của cuộc thử nghiệm."

Theo ông Pankaj Patel, các thử nghiệm trong giai đoạn một và giai đoạn hai (tiến hành đối với con người) có thể sẽ kết thúc trong ba tháng tới.

Zydus Cadila hiện nằm trong top 10 nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu Ấn Độ xét theo doanh thu. Công ty này cũng đang lên kế hoạch sản xuất thuốc Remdesivir - loại thuốc đang có nhu cầu cao trên toàn cầu sau khi thể hiện được sự hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Ông Patel cho biết Zydus Cadila có khả năng sản xuất tới 400.000 liều remdesivir trong tháng đầu tiên sau khi đã đạt được thỏa thuận với công ty Gilead Sciences của Mỹ hồi tháng trước.

Chính quyền Lãnh thổ phía Bắc của Australia nối lại hoạt động đi lại

Chính quyền Lãnh thổ phía Bắc của Australia đã lần đầu tiên cho phép nối lại hoạt động đi lại của người dân khu vực này với các vùng khác trong nước và ngược lại sau khi lệnh cấm được áp đặt từ tháng Ba vừa qua.

[Australia xét nghiệm máu xác định người nhiễm COVID-19 trong 20 phút]

Theo quyết định trên, người dân trên khắp Australia có thể đến Lãnh thổ phía Bắc, trừ những trường hợp đến từ các "điểm nóng" dịch bệnh tại Victoria và Sydney. Tuy nhiên, giới chức địa phương vẫn khuyến cáo người dân và du khách tiếp tục tuân thủ việc giữ khoảng cách nhằm không để dịch bệnh lây lan mạnh hơn.

Tính đến nay, Lãnh thổ phía Bắc mới ghi nhận 31 ca mắc COVID-19, mức thấp nhất ở Australia, và cũng đã ghi nhận những tiến triển trong việc nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19.

Sri Lanka tuyên bố không tái áp đặt lệnh phong tỏa

Cùng ngày, Chính phủ Sri Lanka khẳng định sẽ không phong tỏa hoặc áp đặt lệnh giới nghiêm sau khi phát hiện các ca lây nhiễm mới ở nước này.

Theo giới chức Sri Lanka, các bệnh nhân được phát hiện gần đây không ở trong cộng đồng mà từ các khu cách ly hoặc những người liên quan tới các nhân viên ở khu cách ly hoặc tù nhân ở Trung tâm cai nghiện Kanakadu. Do đó, đây không phải là làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Ấn Độ đặt mục tiêu hoàn tất thử vắcxin phòng COVID-19 vào đầu 2021 ảnh 2Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Colombo, Sri Lanka. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tất cả những người tiếp xúc với các ca bệnh đều đã được truy vết và cách ly. Lực lượng chức năng đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây nhiễm ra cộng đồng.

Đến nay, Sri Lanka ghi nhận hơn 2.680 ca mắc COVID-19, sau khi có tới hơn 490 người mắc bệnh tại trung tâm Kanakadu. Trong số những người mắc bệnh, hơn 2.000 người đã bình phục và 11 người tử vong.

Sri Lanka đã nối lại các hoạt động kinh tế vào tuần cuối tháng Năm vừa qua, sau khi phong tỏa hơn hai tháng để khống chế dịch bệnh.

Giới chức nước này cho biết sẽ mở lại các chuyến bay quốc tế vào tháng tới khi tiến trình đưa công dân hồi hương kết thúc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.