Con đường đầu tiên làm bằng mật mía thay thế cho nhựa đường tại Ấn Độ

Các chuyên gia từ Viện Công nghệ Ấn Độ ở Roorkee, bang Uttarakhand đã phát triển nhựa đường sinh học được sử dụng để xây dựng đoạn đường quốc lộ dài 650 mét nối Muzaffarnagar với Shamli.

Một con đường ở Ấn Độ. (Ảnh: Ngọc Thúy/TTXVN)
Một con đường ở Ấn Độ. (Ảnh: Ngọc Thúy/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ vừa khánh thành con đường đầu tiên làm từ mật mía thay thế cho nhựa đường.

Sự đổi mới công nghệ này đã mang lại kết quả tích cực từ mục đích thử nghiệm được thực hiện trên đoạn đường phía Tây, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.

Các chuyên gia từ Viện Công nghệ Ấn Độ ở Roorkee, bang Uttarakhand đã phát triển nhựa đường sinh học được sử dụng để xây dựng đoạn đường quốc lộ dài 650m nối Muzaffarnagar với Shamli.

Loại nhựa đường sinh học này cho phép tới 30% mật rỉ đường thay thế chất kết dính nhựa đường truyền thống mà không làm giảm độ bền hoặc thời hạn sử dụng.

Đoạn đường được xây dựng vào tháng 11/2022 đã được đánh giá gần đây và đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn sau khi chịu đựng được các trận mưa gió mùa.

Bộ Giao thông Đường bộ và Đường cao tốc và Sở Công trình công cộng ở bang Uttar Pradesh đã ghi nhận việc thử nghiệm thành công trên đoạn đường mới nói trên.

Hiện bộ trên có kế hoạch nghiên cứu và xác định thêm những khu vực khác mà công nghệ này có thể được thử nghiệm sâu hơn trước khi thay thế cho nhựa đường./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.