Sử dụng đầu lọc thuốc lá làm vật liệu xây dựng đường sá

Trưởng dự án nghiên cứu Abbas Mohajerani cho biết từ các đầu lọc thuốc lá, họ đã phát triển một loại cốt liệu mới cho bêtông nhựa nóng tương tự như nhiều cốt liệu khác.
Sử dụng đầu lọc thuốc lá làm vật liệu xây dựng đường sá ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: thehansindia.com)

Với hàng nghìn tỷ đầu lọc thuốc lá bị vứt đi mỗi năm trên khắp thế giới gây ô nhiễm cho môi trường, một nhóm nhà khoa học Australia đã phát minh ra phương pháp mới biến những thứ bỏ đi này thành một vật liệu để xây dựng đường sá.

Các nhà khoa học tại Viện Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) vừa công bố nghiên cứu cho thấy những con đường được trải nhựa đường trộn với các mẩu thuốc lá đã qua xử lý có thể duy trì khả năng chịu tải, đồng thời giảm tính dẫn nhiệt.

[Nước nào đang dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người hút thuốc lá?]

Trưởng dự án nghiên cứu Abbas Mohajerani cho biết từ các đầu lọc thuốc lá, họ đã phát triển một loại cốt liệu mới cho bêtông nhựa nóng tương tự như nhiều cốt liệu khác. Khi thêm các đầu lọc thuốc lá vào bêtông nhựa nóng, “chất phụ gia” này sẽ giúp giảm cường độ của thành phẩm, từ đó giảm được tính dẫn nhiệt của vật liệu.

Theo ông Mohajerani, phương pháp này có tác động tích cực đến môi trường, không chỉ giúp giải quyết được số lượng mẩu thuốc lá gây hại thải ra môi trường mà còn giảm tính dẫn nhiệt hay khắc phục hiệu ứng đảo nhiệt đô thị tại nhiều thành phố lớn. Hiện tượng đảo nhiệt đô thị là một khu vực đô thị có nhiệt độ cao hơn đáng kể so với các vùng nông thôn xung quanh do tác động của con người.

Ông Mohajerani cho biết thêm họ đang phát triển các quy trình tái chế các đầu lọc thuốc lá thành vật liệu xây dựng với quy mô lớn hơn. Theo ông, những gì họ cần làm hiện nay là tạo ra quy trình được chấp nhận, cũng như những hướng dẫn rõ ràng cho lĩnh vực mới này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.