Ấn Độ kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19

Ngoại trưởng Ấn Độ cảnh báo tình trạng thiếu hụt và gián đoạn nguồn cung hàng hóa trong giai đoạn dịch COVID-19 nếu tiếp diễn có thể dẫn tới những tình huống cấp bách.
Ấn Độ kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh 1Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. (Nguồn: nikkei.com)

Ngày 20/5, phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 26 (FOA 2021) diễn ra theo hình thức trực tuyến, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh rằng việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng sẽ giúp ngăn chặn tái diễn xu hướng nổi lên từ đại dịch COVID-19, trong đó các quốc gia phá vỡ cam kết và hạn chế xuất khẩu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa thiết yếu.

Ông Jaishankar cảnh báo tình trạng thiếu hụt và gián đoạn nguồn cung hàng hóa trong giai đoạn dịch COVID-19 nếu tiếp diễn có thể dẫn tới những tình huống cấp bách.

Ngoại trưởng Jaishankar cũng đánh giá cao sự hỗ trợ to lớn của cộng đồng quốc tế giúp Ấn Độ đối phó với cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.

Ông khẳng định sự ủng hộ của quốc tế đối với Ấn Độ sẽ được đền đáp về lâu dài.

[Các lệnh hạn chế đi lại khiến kinh tế Ấn Độ thiệt hại 20 tỷ USD]

Ông cho rằng những cải cách gần đây trong chính sách phát triển công nghiệp, nông nghiệp và năng lượng tái tạo của Ấn Độ có thể tác động đáng kể đến tăng trưởng bền vững toàn cầu.

Ông cam kết Ấn Độ sẽ cải cách hơn nữa để hỗ trợ kinh doanh và đầu tư.

Hội nghị Tương lai châu Á là diễn đàn quốc tế do hãng Nikkei Inc. (Nhật Bản) tổ chức thường niên từ năm 1995 (ngoại trừ năm 2020 vì dịch COVID-19).

Hội nghị năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến, có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo châu Á, trong đó có các nhà lãnh đạo đến từ khu vực Đông Nam Á, gồm Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee Keat.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự hội nghị.

Trong 2 ngày diễn ra hội nghị, các lãnh đạo chính trị, kinh tế và các học giả thảo luận nội dung châu Á có thể bước vào kỷ nguyên mới như thế nào trong giai đoạn đầy bất trắc như hiện nay./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.