Ấn Độ khởi kiện Mỹ lên WTO do áp thuế nhôm, thép nhập khẩu

Ấn Độ đã nêu một loạt vi phạm quy định của WTO mà Mỹ phạm phải với quyết định áp thuế nhôm, thép nhập khẩu, như vi phạm thỏa thuận bảo hộ của WTO và gây phương hại tới lợi ích của Ấn Độ...
Ấn Độ khởi kiện Mỹ lên WTO do áp thuế nhôm, thép nhập khẩu ảnh 1(Nguồn: Livemint)

Ngày 23/5, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết Ấn Độ đã khởi kiện Mỹ lên WTO do áp thuế nhôm, thép nhập khẩu.

Trong đơn kiện, Ấn Độ đã nêu một loạt vi phạm quy định của WTO mà Mỹ phạm phải với quyết định áp thuế nhôm, thép nhập khẩu, như vi phạm thỏa thuận bảo hộ của WTO và gây phương hại tới lợi ích của Ấn Độ...

Hồi tuần trước, các quan chức Ấn Độ cho biết chính phủ nước này sẽ kiện Mỹ lên WTO nếu các công ty Ấn Độ không được miễn trừ các biện pháp áp thuế của Washington.

Trước đó ngày 18/5, Ấn Độ đã thông báo với WTO danh sách các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ có thể phải chịu mức thuế cao hơn nhằm đáp trả việc Washington gần đây tăng thuế đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu.

Theo giới chức Ấn Độ, trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ có thể bị áp mức thuế bổ sung có dầu nành, dầu cọ tinh luyện và hạt điều. Các biện pháp thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 21/6 tới, trừ phi hoặc cho đến khi Mỹ hủy bỏ chính sách tăng thuế mới.

[Nga và Nhật cảnh báo trả đũa việc Mỹ áp thuế nhập khẩu thép, nhôm]

Một quan chức thương mại Ấn Độ nhận định danh sách nêu trên là lời cảnh báo tới các nhà xuất khẩu Mỹ rằng Ấn Độ sẵn sàng áp dụng các biện pháp thuế đáp trả.

Ấn Độ đang đối mặt với mức thuế suất bổ sung đối với sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ có trị giá 134 triệu USD và sản phẩm nhôm trị giá 31 triệu USD.

Theo quy định của WTO, Mỹ có 60 ngày để giải quyết khiếu nại này, sau đó Ấn Độ có thể yêu cầu WTO thành lập một nhóm chuyên gia để xét xử.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 3 vừa qua công bố áp mức thuế nhập khẩu 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm, Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ, cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga, chỉ trích chính sách thuế mới của Mỹ là các biện pháp tự vệ chiểu theo các quy định của WTO.

Điều này đồng nghĩa các đối tác thương mại của Mỹ phải được bồi thường vì các thiệt hại thương mại do các biện pháp này gây ra. Tuy nhiên, Mỹ đã phản đối và khẳng định các mức áp thuế mới là vì an ninh quốc gia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.