Ấn Độ lý giải vì sao không tham Trụ cột Chính sách Thương mại của IPEF

Mặc dù Ấn Độ chưa tham gia trụ cột thương mại, nhưng nước này đang tham gia vào ba trụ cột khác là chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và nền kinh tế công bằng (các vấn đề về thuế và chống tham nhũng).
Ấn Độ lý giải vì sao không tham Trụ cột Chính sách Thương mại của IPEF ảnh 1Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một khu chợ ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 13/4/2022. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Trang The Economic Times cho biết Ấn Độ đã không tham gia Trụ cột Chính sách Thương mại để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, môi trường, kỹ thuật số và nông nghiệp trong cuộc đàm phán cấp bộ trưởng của Khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) tại Los Angeles (Mỹ) trong hai ngày 8-9/9.

Sau hai ngày nhóm họp Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán IPEF đã đưa ra một tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh các bên sẽ tìm những cách tiếp cận mới và sáng tạo đối với các chính sách thương mại và công nghiệp giúp thực hiện một loạt mục tiêu kinh tế, tạo động lực cho các hoạt động kinh tế và mang lại các dự án đầu tư. 

Mặc dù Ấn Độ chưa tham gia trụ cột thương mại, nhưng nước này đang tham gia vào ba trụ cột khác là chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và nền kinh tế công bằng (các vấn đề về thuế và chống tham nhũng).

[Các nước tham gia đàm phán IPEF nhất trí tìm cách tiếp cận mới]

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết: “Ấn Độ hiện không nằm trong trụ cột thương mại. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal và tôi đã trao đổi và chúng tôi có diễn đàn chính sách song phương và thương mại.”

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Goyal đã tổ chức các cuộc gặp song phương với bà Tai và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo vào ngày 1/9 bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng IPEF.

Ấn Độ nêu rõ: "Ấn Độ sẽ hành động vì lợi ích quốc gia; chúng tôi cũng phải trở thành một quốc gia phát triển, vì vậy chúng tôi phải lưu ý đến lợi ích quốc gia của riêng mình, đồng thời cho biết thêm chính sách riêng của Ấn Độ trong những lĩnh vực này vẫn đang phát triển.

Ấn Độ đã đồng ý với ba trụ cột còn lại. Chúng tôi vẫn chưa rõ ràng về các cam kết ràng buộc của chính sách thương mại.

Vì vậy, chúng tôi sẽ chờ xem các cam kết được đề ra trong các cuộc cân nhắc thêm là gì và chúng tôi sẽ hành động cho phù hợp. Ấn Độ không thể đồng ý về thương mại nông nghiệp tự do nhưng nếu đó là tiêu chuẩn xuất khẩu cao, chúng tôi sẽ đồng ý.”

IPEF có 14 thành viên gồm Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Mỹ.

Khuôn khổ IPEF gồm bốn trụ cột liên quan đến thương mại, chuỗi cung ứng, nền kinh tế sạch và nền kinh tế công bằng. IPEF đã được Mỹ và các nước đối tác của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng ra mắt vào ngày 23/5 tại Tokyo.   

Diễn đàn tìm cách tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa các nước tham gia với mục tiêu tăng cường khả năng phục hồi, tính bền vững, tính bao trùm, tăng trưởng kinh tế, công bằng và khả năng cạnh tranh trong khu vực./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.