Ấn Độ tăng giá đồ trang sức bằng vàng trước mùa lễ hội Diwali

Diwali năm nay rơi vào ngày 24/10 dương lịch, nhưng hầu hết các cửa hàng đồ trang sức bằng vàng đã tăng giá khoảng 5-20% so với mùa lễ hội năm trước.
Ấn Độ tăng giá đồ trang sức bằng vàng trước mùa lễ hội Diwali ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Vẫn như thông lệ, khoảng một tháng trước tết Diwali (lễ hội Ánh sáng) hàng năm, thị trường đồ trang sức bằng vàng tại Ấn Độ lại trở nên sôi động và tăng giá vì đây là thứ quá tặng phổ biến trong dịp Diwali, cũng như trong mùa cưới nơi xứ sở này.

Diwali năm nay rơi vào ngày 24/10 dương lịch, nhưng hầu hết các cửa hàng đồ trang sức bằng vàng đã tăng giá khoảng 5-20% so với mùa lễ hội năm trước. Các nhà giao dịch trên thị trường vàng Ấn Độ hy vọng nhu cầu vàng sẽ tăng mạnh trước Diwali và mùa cưới năm nay.

Một nguyên nhân nữa làm tăng nhu cầu đồ kim hoàn là giá vàng trên thị trường thế giới và tại Ấn Độ giảm so với năm ngoái.

Các nhà chế tác đồ kim hoàn Ấn Độ tích trữ vàng nguyên liệu khi giá kim loại quý này giảm xuống mức 26.500 rupee/10gram trong tuần qua so với 29.000 rupee/10gram đầu tháng 4/2014, theo xu hướng giảm của thị trường thế giới.

Giới chuyên gia cho rằng nhập khẩu vàng của Ấn Độ trong tháng chín sẽ tăng và có thể lên 55 tấn so với 47 tấn hồi tháng Tám.

Các công ty chế tác đồ kim hoàn bắt đầu hoạt động nhộn nhip sau khi giá vàng được điều chỉnh xuống mức xấp xỉ 26.500 rupee/10gram, kích thích cổ phiếu của các công ty kim hoàn tăng điểm mạnh.

Chẳng hạn cổ phiếu của công ty vàng truyền thống PC Jeweller của Ấn Độ tăng 47,72% trong vòng hai tuần qua; Công ty TBZ tăng 20,06%; Shree Ganesh tăng 17,47%; Gitanjali tăng 8,28%; Titan tăng 2,23%.

Điển hình nhất là giá niêm yết của PC Jeweller chỉ 137 rupee/cổ phiếu trong tháng 12/2012 nay đã tăng gấp đôi; giá cổ phiếu của Titan Company tăng từ 202 rupee lên mức 402 rupee chỉ trong vòng chín tháng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.