Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia ít chịu tác động của kinh tế toàn cầu

Ngày 13/10, S&P Global Ratings đánh giá, tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn ở châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia sẽ ít bị ảnh hưởng hơn do nền kinh tế này tập trung vào nội địa.
Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia ít chịu tác động của kinh tế toàn cầu ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 13/10, cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu S&P Global Ratings đánh giá, tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn ở châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia sẽ ít bị ảnh hưởng hơn do nền kinh tế của các nước này tập trung nhiều vào thị trường nội địa. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô toàn cầu tăng trưởng chậm và nhu cầu bên ngoại suy giảm sẽ có những tác động đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này.

Trưởng bộ phận Nghiên cứu Tín dụng của S&P Global Ratings xếp hạng các thị trường mới nổi Jose Perez Gorozpe cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nguy cơ đáng kể là xung đột tại Ukraine đã kéo theo và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu, đồng thời lãi suất ở các thị trường phát triển có thể phải tăng mạnh hơn nữa để giảm bớt áp lực lạm phát đang gia tăng.”

[Xu hướng tăng lãi suất dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới]

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ buộc phải thực thi các chính sách tài chính theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì đồng euro giảm giá so với đồng USD. Điều này sẽ dẫn đến suy thoái khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước giảm 1,3% vào năm 2023.

Trong bối cảnh hiện nay, Đức là quốc gia đang hứng chịu những tác động lớn nhất. Tại Mỹ, GDP dự báo sẽ giảm 0,3% vào năm 2023. Trong số các thị trường mới nổi, Mexico sẽ chịu tác động lớn nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển của khu vực Mỹ Latinh, trong khi đó Ba Lan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số các thị trường mới nổi thuộc khu vực châu Âu, nguyên nhân là do tác động từ việc đứt gãy nguồn cung năng lượng.

S&P cũng cho biết, các điều kiện thị trường hiện vẫn ổn định và trong những tuần gần đây, Anh và Đức đã công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ để giảm thiểu những tác động ảnh hưởng của lạm phát./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.