Anh bắt đầu thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 trên người

Chính phủ Anh sẽ đầu tư vào năng lực sản xuất để một khi thử nghiệm thành công sẽ nhanh chóng có đủ vắcxin cho người dân Anh.
Anh bắt đầu thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 trên người ảnh 1Vắcxin phòng bệnh COVID-19 ChAdOx1 nCoV-19 do nhóm nhà khoa học tại Đại học Oxford phát triển. (Nguồn: PA/TTXVN)

Giới chức y tế Anh cho biết vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Đại học Oxford nghiên cứu, phát triển sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên người từ ngày 23/4 tới.

Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã ca ngợi các nhà nghiên cứu vì đã có những “bước tiến nhanh chóng,” đồng thời khẳng định nước Anh sẽ đầu tư mọi nguồn lực cần thiết để phát triển loại vắcxin này.

[Bỉ sản xuất bộ xét nghiệm phát hiện kháng thể chống lại SARS-CoV-2]

Ông Hancock cũng cho biết Chính phủ Anh sẽ đầu tư vào năng lực sản xuất để một khi thử nghiệm thành công sẽ nhanh chóng có đủ vắcxin cho người dân Anh.

Chính phủ Anh thông báo sẽ tài trợ 24 triệu USD cho nhóm nghiên cứu của Đại học Oxford và 27 triệu USD cho nhóm chuyên gia tại Đại học Imperial - cơ sở cũng có các nhà khoa học đang nghiên cứu, chế tạo vắcxin phòng bệnh COVID-19.

Trước đó, các nhà khoa học tại Đại học Oxford tuyên bố mục tiêu của họ là chế tạo khoảng 1 triệu liều vắc xin ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 vào tháng Chín tới.

Từ cuối tháng Ba, Dự án của Đại học Oxford - liên danh giữa Viện Jenner và Nhóm vắcxin Oxford, đã tiến hành tuyển chọn các đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng, là những người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 55. Hai đơn vị này đã bắt tay vào nghiên cứu vắc xin phòng chống COVID-19 từ tháng Hai.

Vắcxin của nhóm nhà khoa học tại Đại học Oxford là một trong số ít nhất 70 loại vắcxin tiềm năng đang được các nhà nghiên cứu và công ty công nghệ sinh học trên khắp thế giới phát triển.

Ít nhất 5 trong số các loại vắcxin này đang trong giai đoạn thử nghiệm bước đầu trên người./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.