Anh có thể duy trì giãn cách xã hội đến hết năm nay

Cố vấn y tế trưởng của Chính phủ Anh, giáo sư Chris Whitty cho rằng người dân Anh sẽ phải chung sống với một số biện pháp xã hội phiền toái ít nhất cho đến tận hết năm nay.
Cảnh vắng lặng tại London, Anh khi lệnh giãn cách xã hội được áp đặt nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 15/4/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)
Cảnh vắng lặng tại London, Anh khi lệnh giãn cách xã hội được áp đặt nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 15/4/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)

Phát biểu ngày 22/4 tại cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cố vấn y tế trưởng của Chính phủ Anh, giáo sư Chris Whitty cho rằng người dân Anh sẽ phải chung sống với một số biện pháp giãn cách xã hội phiền toái ít nhất cho đến tận hết năm nay.

Theo phóng viên TTXVN tại London, giáo sư Whitty nhận định sẽ là không thực tế nếu kỳ vọng cuộc sống sẽ ngay lập tức trở lại bình thường như thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát. Ông cho rằng điều kiện lý tưởng nhất để dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội về lâu dài là các hãng dược phẩm điều chế được vắcxin có hiệu quả phòng ngừa cao hoặc tìm ra được thuốc có thể điều trị được COVID-19.

Giáo sư Whitty nêu rõ không nên kỳ vọng số ca tử vong sẽ giảm đột ngột sau giai đoạn dịch bệnh lên tới đỉnh điểm.

[Diễn biến COVID-19 đến 6h sáng 23/4: Số ca nhiễm vượt mức 2,6 triệu]

Cũng tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho rằng nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội quá nhanh sẽ có thể dẫn tới một làn sóng dịch bệnh thứ hai, khiến đất nước có thể phải kéo dài lệnh phong tỏa, đồng nghĩa với thêm nhiều khó khăn và thiệt hại kinh tế.

Ngoại trưởng Rabb đã thừa nhận những tổn hại không mong muốn về tinh thần, sức khỏe và kinh tế mà các biện pháp giãn cách xã hội đã gây ra cho người dân Anh. Tuy nhiên, ông khẳng định những biện pháp này là cần thiết và "phải được duy trì trong thời điểm này."

Tính đến 7h ngày 23/4 (giờ Việt Nam), theo worldometers.info, số ca tử vong do COVID-19 tại Anh hiện là 18.100 người trong tổng số 133.495 bệnh nhân, tăng thêm 763 người trong 24 giờ qua./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.