Anh: Lạm phát khiến tiền lương thực tế giảm nhanh kỷ lục

Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh vẫn duy trì gần sát mức thấp nhất trong 50 năm qua, nhưng lạm phát cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ đang khiến lương "mất giá" với tốc độ nhanh chưa từng thấy.
Anh: Lạm phát khiến tiền lương thực tế giảm nhanh kỷ lục ảnh 1Khách hàng chọn mua đồ tại siêu thị ở Walthamstow, phía Đông London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo báo cáo công bố ngày 19/7 của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), tỷ lệ thất nghiệp tại nước này vẫn duy trì gần sát mức thấp nhất trong 50 năm qua, nhưng lạm phát cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ đang khiến lương "mất giá" với tốc độ nhanh chưa từng thấy.

Trong quý 2/2022, tỷ lệ thất nghiệp là 3,8%, không thay đổi so với quý trước.

Người phụ trách phân tích thị trường lao động tại ONS, ông David Freeman ghi nhận rằng nhu cầu lao động “vẫn rất cao” sau khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19.

[Biến động chính trị khiến kinh tế Anh rơi vào khủng hoảng]

Tuy nhiên, ông cho biết “sau khi lạm phát tăng cao, lương hiện đã giảm rõ rệt dù là bao gồm tiền thưởng hay không. Nếu tính cả thưởng, lương thực lĩnh hiện thấp hơn bất kỳ thời điểm nào từ năm 2001.”

Lạm phát giá hàng hóa đã lên tới 9,9% trong 4 tuần tính đến ngày 10/7.

Công ty nghiên cứu thị trường Kantar cho biết đây là tỷ lệ lạm phát cao thứ 2 ghi nhận được kể từ khi công ty này bắt đầu theo dõi giá thị trường vào năm 2008.

Người phụ trách mảng bán lẻ và tiêu dùng của Kantar, ông Fraser McKevitt dự báo lạm phát sẽ vượt đỉnh vào tháng Tám tới.

Theo ông, giá các mặt hàng như sữa và bơ đang tăng nhanh.

Một số dự báo cho thấy lạm phát giá thực phẩm có thể lên tới 15% trong mùa Hè và 20% vào đầu năm tới.

Nghiên cứu của Kantar cũng nhấn mạnh giá cả tăng khiến người Anh ngày càng chuyển sang dùng sản phẩm của các cửa hàng, thay vì hàng công ty, nhằm giảm chi phí.

Doanh số bán sản phẩm của các cửa hàng tại siêu thị đã tăng 4,1% trong 12 tuần qua, trong khi doanh số bán các mặt hàng công ty đã giảm 2,4%./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.