Anh xem xét nới lỏng thị thực để giải quyết tình trạng thiếu lao động

Theo một quan chức chính phủ, những thay đổi mới có thể bao gồm việc nới lỏng yêu cầu nói tiếng Anh trong một số lĩnh vực để tạo điều kiện cho nhiều lao động nước ngoài vào nước này hơn.
Anh xem xét nới lỏng thị thực để giải quyết tình trạng thiếu lao động ảnh 1Người lao động tìm việc tại một hội chợ việc làm. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) ngày 25/9 đưa tin Thủ tướng Anh Liz Truss chuẩn bị tiến hành đánh giá toàn diện hệ thống thị thực của nước này trong một động thái nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong các ngành công nghiệp chủ chốt của Anh.

Thủ tướng Anh có thể sẽ phải đi ngược quan điểm chống nhập cư của một số quan chức trong Nội các, với việc điều chỉnh danh sách các ngành nghề đang thiếu hụt lao động, từ đó cho phép một số ngành nghề thu hút thêm người nhập cư từ nước ngoài.

Theo một quan chức chính phủ, những thay đổi mới có thể bao gồm việc nới lỏng yêu cầu nói tiếng Anh trong một số lĩnh vực để tạo điều kiện cho nhiều lao động nước ngoài vào nước này hơn.

[Tình trạng thiếu lao động toàn cầu có thể trầm trọng hơn sau đại dịch]

Khi được hỏi về khả năng các chính sách nhập cư có thể được nới lỏng, Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng nói với BBC rằng đây không phải là về việc nới lỏng các quy định, mà mục tiêu của cuộc tranh luận liên quan đến việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) là nước Anh cần kiểm soát nhập cư một cách hiệu quả.

Khi được hỏi liệu có nhiều ngành nghề hơn sẽ được thêm vào danh sách “mở cửa” cho lao động nước ngoài, ông Kwarteng nói rằng Bộ trưởng Nội vụ sẽ đưa ra một bản cập nhật trong những tuần tới.

Tờ Financial Times đưa tin Chính phủ Anh có thể nâng mức trần số lượng lao động thời vụ từ nước ngoài làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Văn phòng Thủ tướng hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.