Malaysia kêu gọi đánh giá lại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

APEC: Malaysia kêu gọi đánh giá lại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao APEC, Thủ tướng Mahathir kêu gọi thiết lập một sân chơi bình đẳng hơn về thương mại giữa các quốc gia giàu có và các nước đang phát triển.
APEC: Malaysia kêu gọi đánh giá lại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ảnh 1Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. (Nguồn: AFP)

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ngày 17/11 cho rằng các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cần đánh giá lại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế vì tiến trình này đang bỏ nhiều nền kinh tế lại phía sau, trong khi lại thúc đẩy sự bất bình đẳng.

Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 26 đang diễn ra tại Papua New Guinea, Thủ tướng Mahathir kêu gọi thiết lập một sân chơi bình đẳng hơn về thương mại giữa các quốc gia giàu có và các nước đang phát triển.

Ông nhấn mạnh: "Các lợi ích của thương mại tự do và công bằng cùng hội nhập kinh tế đã bị phá vỡ, với những minh chứng từ Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) và các cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tình trạng phân rã trong thương mại và mậu dịch của chúng ta."

[APEC duyệt bản hướng dẫn về cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng]

Thủ tướng Malaysia đồng thời kêu gọi APEC cần có các chính sách toàn diện hơn nhằm đối phó với tình trạng bất bình đẳng đang có xu hướng ngày một gia tăng do các công nghệ mới và xu hướng tự động hóa.

Ông cho rằng cần đảm bảo để không ai bị bỏ lại phía sau khi các nền kinh tế thành viên tìm cách điều chỉnh chiến lược cũng như cách thức đối phó với sự thay đổi.

Thủ tướng Malaysia cũng nhấn mạnh không nên để tình trạng phân rã ngày càng lan rộng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.