Argentina đối phó phán quyết về việc thanh toán nợ

Tổng thống Argentina thông báo sẽ trình lên Quốc hội dự luật kêu gọi xóa nợ lần ba, đối phó phán quyết của tòa án Mỹ về thanh toán nợ.
Tổng thống Argentina Cristina Fernandez đã thông báo sẽ trình lên Quốc hộidự luật kêu gọi xóa nợ lần thứ ba và hoán đổi số nợ đã được tái cơ cấu, sau khimột phán quyết của tòa án Mỹ liên quan đến việc thanh toán nợ có thể đẩyArgentina đến chỗ lại bị vỡ nợ như hơn một thập niên trước.

Theo dự luật, Argentina sẽ đề nghị số chủ nợ chưa chấp nhận xóa nợ chonước này tham gia vào thỏa thuận tái cơ cấu nợ, và cũng đề xuất các chủ nợ trướcđây đã đồng ý tái cơ cấu nợ hoán đổi nợ sang dạng mới với điều khoản thanh toáncũ nhưng sẽ được trả tại Argentina, thay vì tại Mỹ.

Tuy nhiên, việc hoán đổi nợ có thể sẽ chỉ được tiến hành nếu các đơn khángcáo của Argentina lên tòa án Mỹ bị bác bỏ.

Cuối tuần trước, Tòa phúc thẩm New York đã ra bác đơn kháng cáo củaArgentina, yêu cầu nước này hoàn lại đầy đủ giá trị số trái phiếu chưa đượcthanh toán là 1,47 tỷ USD cho hai quỹ đầu tư NML Capital và Aurelius.

Cái khó cho Chính phủ Argentina là ở chỗ nếu không tuân thủ phán quyếtnày, việc trả tiền cho các chủ nợ đã đồng ý xóa một phần số nợ sẽ gặp sự cản trởtừ hệ thống tài chính Mỹ.

Bộ trưởng Kinh tế Argentina, Hernan Lorenzino khẳng định nước này sẽ tiếptục trả nợ cho các trái chủ như đã làm từ trước tới nay theo các điều khoản đãthống nhất. Tuy nhiên, ông nói phán quyết của tòa án Mỹ có thể sẽ đưa Argentinatrở lại tình huống đã rơi vào một thập niên trước, với lo ngại rằng việc thựchiện yêu cầu được đưa ra có thể sẽ khiến các trái chủ đã chịu thiệt hại có thểsẽ đòi hỏi điều tương tự.

Trước nguy cơ phá sản vào năm 2001-2002, Argentina đã đạt hai thỏa thuậnvới gần như tất cả các chủ nợ tư nhân (93%) về việc xóa tới gần 70% tổng số nợlà 90 tỷ USD theo hai lần là vào năm 2005 và 2010./.

Lê Minh (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.