ASEAN 2020: Hiệp định RCEP để mở cho sự gia nhập của Ấn Độ

Bất kỳ lúc nào trước khi gia nhập Hiệp định, Ấn Độ có thể tham gia các cuộc họp của RCEP với tư cách là quan sát viên và trong các hoạt động hợp tác kinh tế do các quốc gia ký RCEP thực hiện.
ASEAN 2020: Hiệp định RCEP để mở cho sự gia nhập của Ấn Độ ảnh 1Thủ đô New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng các nước thành viên RCEP, bao gồm Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand (các quốc gia ký RCEP), ghi nhận Ấn Độ không có khả năng ký hiệp định RCEP vào năm 2020 cùng với các quốc gia ký RCEP và thừa nhận vai trò chiến lược của Ấn Độ khi trở thành một bên của hiệp định RCEP trong việc hình thành một khu vực với chuỗi giá trị sâu rộng hơn phục vụ lợi ích của tất cả người dân trong khu vực và đóng góp hơn nữa vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Theo đó, các Bộ trưởng các nước thành viên RCEP khẳng định, Hiệp định RCEP để mở cho sự gia nhập của Ấn Độ kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực như quy định tại Điều 20.9 (Gia nhập) của Hiệp định RCEP.

Cùng với các quốc gia ký RCEP, sau khi Hiệp định được ký sẽ tiến hành đàm phán với Ấn Độ bất cứ khi nào Ấn Độ gửi yêu cầu bằng văn bản bày tỏ ý định gia nhập Hiệp định tới Cơ quan lưu chiểu theo Hiệp định, trên cơ sở xem xét đến tình trạng tham gia đàm phán RCEP của Ấn Độ ở thời điểm gần nhất và bất kỳ diễn biến mới nào sau đó.

[Ấn Độ muốn mở rộng thương mại với ASEAN dù rút khỏi RCEP]

Đáng lưu ý, bất kỳ lúc nào trước khi gia nhập Hiệp định, Ấn Độ có thể tham gia các cuộc họp của RCEP với tư cách là quan sát viên và trong các hoạt động hợp tác kinh tế do các quốc gia ký RCEP thực hiện theo hiệp định RCEP và các điều khoản và điều kiện do các quốc gia ký RCEP cùng quyết định.

Đặc biệt, các Bộ trưởng cũng bày tỏ thiện chí tích cực mong muốn Ấn Độ tham gia hiệp định RCEP, các Bộ trưởng RCEP khẳng định các thỏa thuận trên sẽ có hiệu lực vào ngày ký hiệp định RCEP và sẽ có giá trị cho đến khi Ấn Độ tham gia hiệp định RCEP./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.