ASEAN+3: Trung Quốc kêu gọi thúc đẩy sự hồi phục kinh tế toàn diện

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng nỗ lực chung cần thực hiện từ góc độ dài hạn nhằm cải thiện cơ chế, sự bền bỉ của hợp tác ASEAN +3, qua đó duy trì ổn định và thịnh vượng.
ASEAN+3: Trung Quốc kêu gọi thúc đẩy sự hồi phục kinh tế toàn diện ảnh 1Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Ngày 4/8, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi các nước thành viên Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (hay còn gọi là ASEAN+3) có nỗ lực thiết thực và triển khai sự hợp tác mạnh mẽ nhằm cải thiện đà phục hồi kinh tế toàn diện, đồng thời cải thiện năng lực ứng phó với khủng hoảng tại các quốc gia Đông Á.

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 diễn ra theo hình thức trực tuyến, ông Vương Nghị cho rằng nỗ lực chung cần thực hiện từ góc độ dài hạn nhằm cải thiện cơ chế, sự bền bỉ của hợp tác ASEAN+3, qua đó duy trì ổn định và thịnh vượng.

Nhấn mạnh đến việc ASEAN+3 là xương sống của sự hợp tác Đông Á, Bộ trưởng Vương Nghị cho rằng tất cả các bên nên xác định năm 2022 đánh dấu sự hợp tác ASEAN+3 tròn 25 năm là thời cơ để vạch ra lộ trình cho hợp tác trong tương lai.

[Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi mở ra kỷ nguyên hợp tác mới với ASEAN]

Cũng tại hội nghị này, ông Vương Nghị đã đưa ra đề xuất gồm 4 điểm, trong đó nhấn mạnh đến việc các bên cùng xây dựng rào chắn ngăn chặn đại dịch COVID-19 tại Đông Á, chung tay thúc đẩy sự hội nhập kinh tế Đông Á, thúc đẩy sự chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo.

Trong khi đó, Ngoại trưởng các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã đánh giá cao kết quả của hợp tác ASEAN+3.

Tất cả các bên đều nhất trí tăng cường hợp tác nghiên cứu và phát triển vaccine, đề cao chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do.

Ngoài ra, các nước đều nhấn mạnh đến sự hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như nền kinh tế kỹ thuật số, biến đổi khí hậu nhằm đẩy mạnh sự phát triển xanh và bền vững trong khu vực./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.