ASOSAI 14: Cơ hội tốt để chia sẻ kinh nghiệm và cùng phát triển

Phó tổng Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Campuchia đã chia sẻ cùng phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về sự hợp tác, kinh nghiệm giữa các Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thành viên trong khu vực.
ASOSAI 14: Cơ hội tốt để chia sẻ kinh nghiệm và cùng phát triển ảnh 1Toàn cảnh Phiên toàn thể thứ nhất Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 Đại hội ASOSAI 14. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Bên lề Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán châu Á (ASOSAI), Phó tổng Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Campuchia, tiến sỹ Ouk Saravudh đã chia sẻ cùng phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về sự hợp tác, kinh nghiệm giữa các Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thành viên trong khu vực.

- Ông đánh giá như thế nào về sự hợp tác giữa các Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (SAI) thành viên của Tổ chức các cơ quan kiểm toán châu Á (ASOSAI)?

Tiến sỹ Ouk Saravudh: Đầu tiên, tôi muốn gửi lời chúc mừng sự thành công của Đại hội ASOSAI lần thứ 14 do Việt Nam tổ chức.

Theo tôi, với chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững,” Đại hội lần này là cơ hội để 46 SAI thành viên chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức và Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Campuchia có thể học hỏi từ các SAI khác, đồng thời có thể nhận dạng các thách thức trong tương lai và tìm kiếm các giải pháp ứng phó.

- Thưa ông, chúng ta sẽ có thể hợp tác và chia sẻ dữ liệu thông tin trong những lĩnh vực nào trong thời gian tới?

Tiến sỹ Ouk Saravudh: Tôi cho rằng Campuchia có sự hợp tác tích cực với các SAI thành viên khác, đặc biệt là Việt Nam, và các bên có sự quan tâm chung về vấn đề chia sẻ dữ liệu thông tin và có thể đạt được sự đồng thuận trong việc thực hiện các kế hoạch và giải pháp liên quan tới lĩnh vực này.

- Trong thời gian qua, Việt Nam và Campuchia đã có sự hợp tác và đã thực hiện các hoạt động kiểm toán chung về môi trường. Sau những hoạt động hợp tác chung này thì ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm hợp tác giữa hai quốc gia?

Tiến sỹ Ouk Saravudh: Chúng tôi đã học hỏi được các kinh nghiệm của Việt Nam trong hoạt động kiểm toán môi trường và mời các chuyên gia của Việt Nam hỗ trợ cũng như chia sẻ kiến thức về vấn đề này với các đối tác Campuchia.

Vấn đề mà chúng tôi quan tâm nhất tại hội nghị chuyên đề thứ bảy “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” tại Đại hội lần này là các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc. Chúng tôi có thể học hỏi từ những chia sẻ về kinh nghiệm của các đại biểu tham dự hội nghị.

- Ông có thể cho biết Campuchia có thực hiện các hoạt động kiểm toán thuế hay không? Và đối tượng kiểm toán thuế là những thành phần nào?

[ASOSAI 14: Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững]

Tiến sỹ Ouk Saravudh: Chúng tôi thực hiện các hoạt động kiểm toán thuế hàng năm và cung cấp những thông tin về hoạt động kiểm toán này trong các báo cáo trình lên Chính phủ Campuchia về vấn đề ngân sách, trong đó thu thuế và kiểm toán thuế.

Hoạt động kiểm toán thuế của chúng tôi nhắm tới vấn đề thu thuế và cách thức xử lý đối với nguồn thu từ thuế thấp.

Trong các hoạt động kiểm toán thuế có những khó khăn nhất định và chúng tôi rất sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm về vấn đề thu thuế, kiểm toán thuế cũng như những thách thức gặp phải trong các hoạt động này với Việt Nam cũng như các SAI thành viên khác.

- Thưa ông, 46 SAI thành viên của ASOSAI có những sự khác biệt về phát triển kinh tế, văn hóa... Và điều này có thể gây ra những cản trở như thế nào trong sự hợp tác của các SAI thành viên?

Tiến sỹ Ouk Saravudh: Tôi cho rằng đây không phải là một thách thức lớn đối với sự hợp tác của các SAI thành viên và chúng ta có thể học hỏi và hỗ trợ lẫn trong trong quá trình phát triển.

- Xin cảm ơn ông./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.