Australia đàm phán mua gấp hàng triệu thùng dầu thô từ Mỹ

Hiện lượng xăng và dầu thô dự trữ của Australia chỉ còn đủ cung cấp trong vòng 28 ngày, thấp hơn mức dự trữ bắt buộc là 90 ngày theo Thỏa thuận của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Australia đàm phán mua gấp hàng triệu thùng dầu thô từ Mỹ ảnh 1Mức dự trữ nhiên liệu của Australia đang ở mức thấp nguy hiểm. (Nguồn: AP)

Australia đang đàm phán với Mỹ về kế hoạch mua hàng triệu thùng dầu thô từ Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của nước này nhằm tránh nguy cơ rơi vào tình trạng khủng hoảng an ninh quốc gia và kinh tế.

Đây là nỗ lực mới của Australia nhằm nâng cao mức dự trữ nhiên liệu trong nước, vốn đang ở mức thấp nguy hiểm, khiến quốc gia này rất dễ lâm vào tình trạng bị động trong việc kiểm soát giá nhiên liệu và kênh phân phối, trong bối cảnh chiến tranh hoặc căng thẳng ở Trung Đông gia tăng.

Hiện lượng xăng và dầu thô dự trữ của Australia chỉ còn đủ cung cấp trong vòng 28 ngày, thấp hơn mức dự trữ bắt buộc là 90 ngày theo Thỏa thuận của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

[Nhập khẩu dầu thô tăng đột biến, vượt 2,3 tỷ USD trong 7 tháng]

Do Xứ sở chuột túi nhập khẩu tới 90% nhiên liệu, nên việc tăng cường dự trữ nhiên liệu trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nước này.

Bộ trưởng Năng lượng Australia Angus Taylo cho biết việc thúc đẩy nguồn cung năng lượng thông qua "thỏa thuận hợp đồng" với Mỹ sẽ giúp Australia gia tăng đáng kể dự trữ và sự linh hoạt của nguồn cung.

Đây là một thỏa thuận trao đổi cho phép các quốc gia tăng mức dự trữ nhiên liệu ngay lập tức bằng cách “vay” Mỹ một khối lượng dầu khổng lồ và sẽ trả lại một lượng dầu tương ứng, với chất lượng cao hơn, khi khủng hoảng kết thúc.

Mặc dù không tiết lộ giá trị của thỏa thuận, nhưng Bộ trưởng Năng lượng Angus Taylor khẳng định đó là một hợp đồng “hiệu quả” đối với “người nộp thuế.”

Bộ trưởng Taylor xác nhận sẽ mất từ 20 đến 40 ngày để chuyên chở dầu thô dự trữ từ Mỹ đến Australia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.