Australia dành 6,5 triệu AUD viện trợ cho đầu tư thương mại

Là một ưu tiên trong Sách trắng Ngoại giao, Chính phủ Australia cam kết sử dụng viện trợ để thúc đẩy sự tham gia của các nước đang phát triển vào nền kinh tế toàn cầu.
Australia dành 6,5 triệu AUD viện trợ cho đầu tư thương mại ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: FXStreet)

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Thương mại Steven Ciobo vừa cho biết Chính phủ Australia sẽ dành 6,5 triệu AUD (4,9 triệu USD) viện trợ đầu tư thương mại cho các nước đang phát triển.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, đối tác triển khai là tổ chức phi chính phủ World Vision (Tầm nhìn Thế giới). Các khoản đầu tư sẽ cải thiện việc tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ ở các nước phát triển, qua đó sẽ có nhiều doanh nghiệp hoạt động thành công, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm cho người nghèo.

Các khoản đầu tư này cũng sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển theo kịp các tiêu chuẩn mới về thương mại số và thương mại điện tử, đồng thời tạo thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới, kể cả các doanh nghiệp nhỏ.

Là một ưu tiên trong Sách trắng Ngoại giao, Chính phủ Australia cam kết sử dụng viện trợ để thúc đẩy sự tham gia của các nước đang phát triển vào nền kinh tế toàn cầu.

[Thương mại dịch vụ Australia tăng kỷ lục trong tài khóa 2016-2017]

Australia cho rằng thương mại là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ước tính đưa hơn một triệu người thoát nghèo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương kể từ năm 1990.

Viện trợ cho thương mại bao gồm cả cải cách pháp lý và hạ tầng là rất cần thiết để tạo môi trường cho tăng trưởng bền vững, hỗ trợ trực tiếp cho cho các nhóm đối tượng chịu thiệt thòi như nhóm rất nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp và doanh nghiệp nữ ở các nước đang phát triển.

Năm tài chính 2016-2017, viện trợ của Australia cho đầu tư thương mại chiếm 23% tổng ngân sách viện trợ nước ngoài của nước này.

Việc tăng viện trợ cho đầu tư thương mại ở các nước đang phát triển khẳng định cam kết mạnh mẽ của chính phủ đối với viện trợ thương mại như một cơ chế duy trì tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm đói nghèo./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.