Australia thiệt hại 7 tỷ USD năm 2020 do thiếu vắng sinh viên quốc tế

Trong năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu giáo dục của Australia, bao gồm học phí và chi tiêu của sinh viên quốc tế cho ăn ở, đi lại... là 31,5 tỷ AUD, giảm so với mức kỷ lục 40,3 tỷ AUD của năm 2019.
Australia thiệt hại 7 tỷ USD năm 2020 do thiếu vắng sinh viên quốc tế ảnh 1Sinh viên nước ngoài tại trường đại học Sydney, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê Australia (ASB), lệnh cấm sinh viên quốc tế nhập cảnh vào Australia đã khiến nước này thiệt hại gần 9 tỷ AUD (7 tỷ USD) trong năm 2020.

ASB cho biết trong năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu giáo dục của Australia, bao gồm học phí cũng như chi tiêu của sinh viên quốc tế cho ăn ở, đi lại, quần áo, giải trí và các nhu cầu khác là 31,5 tỷ AUD, giảm so với mức cao kỷ lục 40,3 tỷ AUD của năm 2019.

Ngành giáo dục quốc tế Australia tin rằng con số này sẽ giảm hơn nữa vào năm 2021 vì sinh viên quốc tế thường học tập ở Australia ít nhất là hai năm và các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác ở Australia cũng sẽ tiếp tục không thể đón nhận thêm sinh viên từ nước ngoài.

[Australia đối mặt nguy cơ mất vĩnh viễn thị phần giáo dục quốc tế]

Ông Phil Honeywood, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Australia, nhận xét sự sụt giảm doanh thu 7 tỷ USD cho thấy tác động kinh tế “nghiêm trọng” của việc thiếu vắng sinh viên quốc tế và thiệt hại này sẽ còn tăng thêm trong năm nay.

Theo Hiệp hội các trường đại học Australia, giáo dục quốc tế là lĩnh vực xuất khẩu lớn thứ tư của Australia. Tuy nhiên, với khoảng 140.000 sinh viên quốc tế hiện đang theo học trực tuyến ở ngoài Australia, đóng góp của họ cho nền kinh tế Australia sẽ giảm đáng kể.

Một số thành viên của Chính phủ Australia, trong đó có Bộ trưởng Giáo dục Alan Tudge, đã tìm cách giảm nhẹ thiệt hại của sự sụt giảm số lượng sinh viên quốc tế bằng cách chỉ ra rằng số lượng tuyển sinh giáo dục đại học năm 2020 chỉ thấp hơn 5% so với năm 2019.

Tuy nhiên, con số này không cho thấy tác động của việc sinh viên không thể nhập học tại Australia đối với các lĩnh vực kinh tế khác, cũng như không cho thấy các tổn hại trong các năm tới và các mức giảm học phí mà nhiều cơ sở giáo dục đã phải đưa ra để giữ sinh viên ở lại học tiếp./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.