Australia thử nghiệm hệ thống theo dõi máy bay mới ở đại dương

Australia cùng Malaysia và Indonesia thử nghiệm hệ thống mới theo dõi máy bay ở vùng đại dương xa xôi, đối phó khẩn tình huống bất thường.
Australia thử nghiệm hệ thống theo dõi máy bay mới ở đại dương ảnh 1Hình ảnh cuối cùng về chiếc máy bay mang số hiệu MH370 trên bầu trời trước khi mất tích. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Ngày 1/3, Phó Thủ tướng Australia Warren Truss thông báo nước này cùng với Malaysia và Indonesia sẽ thử nghiệm một hệ thống “đầu tiên trên thế giới” nhằm tăng cường theo dõi máy bay ở các vùng đại dương xa xôi, theo đó cho phép nhà chức trách nhanh chóng đối phó với những tình huống bất thường như vụ mất tích máy bay MH370.

Hệ thống trên giúp tăng tần suất theo dõi tối thiểu lên 15 phút một lần thay vì 30-40 phút như hiện nay đối với những máy bay khi bay qua các vùng đại dương.

Nếu một chiếc máy bay thay đổi độ cao khoảng 60m hoặc chệch gần 40m so với đường bay dự kiến thì hệ thống sẽ tự động theo dõi máy bay sát sao hơn, chẳng hạn như cứ 5 phút một lần hoặc gần như liên tục. Do đó, công nghệ mới có thể tăng cường theo dõi trong thời gian thực khi xảy ra tình huống bất thường.

Ông Truss cho biết hệ thống này sử dụng công nghệ mang tên ADSC nhằm thiết lập các kết nối giữa máy bay và hệ thống kiểm soát không lưu để cung cấp thông tin về vị trí, vận tốc, độ cao và hướng bay của máy bay, cho phép người điều khiển không lưu phản ứng nhanh hơn khi máy bay gặp sự cố hoặc chệch khỏi đường bay ban đầu.

Hiện công nghệ ADSC đã được trang bị cho hơn 90% các máy bay chở khách đường dài như Boeing 380, 777, 330, 340 và 350. Cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu ở thành phố Brisbane và Melbourne của Australia trước khi mở rộng sang Indonesia và Malaysia.

Thông báo về thử nghiệm hệ thống trên được đưa ra gần một năm sau khi chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines chở 239 hành khách mất tích trên hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh hồi tháng 3/2014.

Một cuộc tìm kiếm rộng lớn cả trên biển và trên không đã được tiến hành, song vẫn chưa tìm thấy dấu vết của chiếc máy bay này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.