Australia thử nghiệm vắcxin phòng lao để ngừa virus SARS-CoV-2

Cuộc thử nghiệm vắcxin BGG phòng bệnh lao sẽ được tiến hành nhanh đối với 4.000 nhân viên y tế tại các bệnh viện trên khắp Australia trong vài tuần.
Australia thử nghiệm vắcxin phòng lao để ngừa virus SARS-CoV-2 ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters/TTXVN)

Ngày 27/3, các nhà nghiên cứu Australia cho biết sẽ tiến hành cuộc thử nghiệm nhanh với quy mô lớn ở nhiều nhân viên y tế để xem liệu vắcxin BCG phòng bệnh lao có hiệu quả trong phòng chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hay không.

Trong một thông báo, các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu nhi Murdoch tại thành phố Melbourne cho biết cuộc thử nghiệm vắcxin BGG sẽ được tiến hành nhanh đối với 4.000 nhân viên y tế tại các bệnh viện trên khắp Australia trong vài tuần.

[Mỹ phóng thích một số tù nhân để hạn chế dịch bệnh COVID-19 lây lan]

Mục đích của cuộc thử nghiệm là xác định xem liệu vaccine này có giúp giảm các triệu chứng của bệnh COVID-19 hay không.

Các nhà nghiên cứu nêu rõ BGG ban đầu được phát triển để phòng bệnh lao và vẫn được tiêm phòng cho hơn 130 triệu trẻ mỗi năm, nhưng vaccine này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của con người để đối phó với những mầm bệnh có độc lực mạnh hơn.

Quy trình thử nghiệm nhanh trên đã được các cơ quan y tế bang và liên bang thông qua.

Các cuộc thử nghiệm tương tự cũng đang được tiến hành tại một số nước khác, trong đó có Hà Lan, Đức và Anh.

Cũng trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Nam Australia (UniSA) vừa bắt đầu phát triển một thiết bị bay không người lái để phát hiện những người có triệu chứng của bệnh COVID-19.

Cụ thể, các máy bay không người lái được trang bị thiết bị cảm biến có thể theo dõi từ xa thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở của một người nào đó.

Máy bay này cũng có thể phát hiện những người đang biểu hiện các triệu chứng như ho và hắt hơi tại những nơi có nguy lây nhiễm cao như viện dưỡng lão, văn phòng, tàu thủy, sân bay.

Dự án trên do ông Javaan Chahl, Chủ tịch công ty Sensor Systems thuộc Bộ Quốc phòng Australia và cũng là giáo sư của trường UniSA, chủ trì.

Ông Chahl cho biết công nghệ trên ban đầu được phát triển để sử dụng ở các vùng chiến sự và các khu vực xảy ra thiên tai để theo dõi nhịp tim của trẻ sinh non.

Tuy nhiên, ông cho rằng công nghệ này hiện có thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19.

Theo ông, thiết bị bay không người lái có thể không phát hiện được tất cả các trường hợp nhưng có thể là một công cụ đáng tin cậy để phát hiện bệnh nhân COVID-19 tại một nơi hoặc trong một nhóm người.

Hiện UniSA đang hợp tác với một công ty công nghệ bay không người lái để tối ưu hóa và bàn giao công nghệ này cho chính phủ, ngành y và các khách hàng khác./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.