Australia và WB mở rộng hợp tác hỗ trợ phát triển của Việt Nam

Australia và WB giúp hỗ trợ chương trình phát triển của Việt Nam thông qua việc cung cấp thông tin, phân tích và hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ thiết kế các chính sách đầy đủ, toàn diện và bền vững.
Australia và WB mở rộng hợp tác hỗ trợ phát triển của Việt Nam ảnh 1Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski và bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. (Ảnh: Vietnam+)

Ngày 14/6, Ngân hàng Thế giới (WB) thông tin WB và Chính phủ Australia đã phê duyệt tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ chương trình phát triển bền vững và toàn diện của Việt Nam.

Chương trình hợp tác giữa hai bên bắt đầu vào năm 2012 và sẽ được tiếp tục đến năm 2026 trị giá 95 triệu đô la Úc.

Ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết: “Việc mở rộng quan hệ đối tác của chúng tôi với WB diễn ra trong dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ song phương giữa Chính phủ Australia và Việt Nam, thể hiện cam kết không ngừng của chúng tôi đối với người dân Việt Nam. Để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, quá trình cải cách luật pháp và quản trị nhà nước mạnh mẽ tiếp tục là yếu tố thiết yếu.”

[Xác định một số định hướng, trọng tâm hoạt động về phát triển bền vững]

Chương trình đối tác chiến lược này giúp hỗ trợ chương trình phát triển của Việt Nam thông qua việc cung cấp thông tin, phân tích và hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ thiết kế các chính sách đầy đủ, toàn diện và bền vững.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng chia sẻ: “Chúng tôi rất biết ơn Chính phủ Australia đã cung cấp nguồn lực bổ sung này để cho phép chương trình đối tác chiến lược giữa Australia và Ngân hàng Thế giới có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn phát triển quan trọng này, trong lúc Việt Nam đang tìm cách để đạt được nguyện vọng trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.”

Cũng theo bà Carolyn Turk, các lĩnh vực hỗ trợ đều có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam, bao gồm cải cách thể chế, công bằng và hòa nhập xã hội, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế cácbon thấp và tăng trưởng dựa trên đổi mới-sáng tạo.

Trong 5 năm qua, chương trình đối tác chiến lược giữa Australia và Ngân hàng Thế giới đã có tác động đến hơn 58 chính sách và quy định đồng thời giúp thúc đẩy sự thay đổi khung pháp lý một cách tích cực.

Ví dụ như quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, Thông tư hướng nghiệp và tư vấn việc làm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ước tính mang lại lợi ích cho hơn 2 triệu học sinh, sinh viên hay như hướng dẫn về triển khai chi trả trợ cấp xã hội kỹ thuật số cho tất cả 63 tỉnh thành với khoảng 3,5 triệu người thụ hưởng. Chương trình cũng cung cấp dữ liệu giúp cải thiện thông tin về các dịch vụ chăm sóc trẻ em cho Bộ luật Lao động năm 2019.

Những thành công này đã dẫn đến cam kết đồng hành mới đến năm 2026. Chương trình hợp tác chiến lược sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với Việt Nam để phản ánh nhu cầu của quốc gia và người dân./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.