Ba Lan tăng trưởng chậm do khủng hoảng ở châu Âu

IMF nhận định, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kéo dài ở Eurozone, kinh tế Ba Lan sẽ tăng trưởng chậm lại còn 1,2% trong năm nay.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa nhận định, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kéodài ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), kinh tế Ba Lan sẽ tăngtrưởng chậm lại còn 1,2% trong năm nay trước khi có thể tăng lên 2,2% trong năm2014.

Đại diện IMF, bà Julie Kozack, nói: “Chúng tôi hy vọng kinh tế (Ba Lan) sẽhồi phục vào nửa cuối năm nay, khi tình hình tại châu Âu bắt đầu cải thiện vàchính sách tiền tệ phát huy tác dụng.”

Cũng theo quan chức trên, việc thực hiệnmột chính sách tiền tệ nới lỏng ngay lập tức sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinhtế.

Ngân hàng Trung ương Ba Lan (NBP) mới hạ mức lãi suất từ 3,25% xuống mứcthấp kỷ lục 3,0%. Các nhà nghiên cứu kinh tế đã khuyến cáo và hy vọng đất nướcTrung Âu sẽ tiếp tục cắt giảm thêm lãi suất trong những tháng tới.

Bà Kozact đã đánh giá cao các chính sách tài khóa thắt chặt mà Ba Lan đãthực hiện trong những năm vừa qua. Thâm hụt ngân sách của nước này đã giảm từmức tương đương 7,9% GDP trong năm 2010 xuống còn 3,9% GDP trong năm 2012, vàđây cũng là lần đầu tiên tỷ lệ nợ công/GDP sụt giảm kể từ năm 2007.

IMF dự đoán, do tác động của nguồn thu tài chính công tăng chậm, thâm hụtngân sách của Ba Lan sẽ là 4,0% GDP trong năm 2013. Chính phủ Ba Lan cần tiếptục duy trì "các chính sách và biện pháp về tài chính công trong ngân sách năm2013, và tránh cắt giảm đầu tư công thêm nữa bởi nó rất quan trọng cho việc thúcđẩy đầu ra tiềm năng trong tương lai.”

Ba Lan là thành viên duy nhất của Liên minh châu Âu (EU) có nền kinh tếtăng trưởng hàng năm trong suốt hơn hai thập niên qua. Theo số liệu chính thức,trong quý 1/2013, kinh tế Ba Lan chỉ tăng trưởng 0,1% sau khi tăng 0% trong quý 4 /2012.

Các nhà phân tích cho rằng, nền kinh tế Ba Lan đang ở trong trạng thái trìtrệ là do tác động của cuộc khủng hoảng kéo dài tại các nước Eurozone, ảnh hưởngnặng nề tới thương mại giữa Ba Lan và các đối tác thương mại khu vực, đặc biệtlà Đức./.

PV (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.