Ba ngành thu hút nhân lực cạnh tranh nhất 2012

Ba ngành có chỉ số cạnh tranh cao nhất trên thị trường nhân lực trực tuyến là hành chính/thư ký, xuất-nhập khẩu và IT-phần cứng/mạng.
Các ngành có chỉ số cạnh tranh cao nhất trong năm 2012 bao gồm hànhchính/thư ký, xuất-nhập khẩu và IT-phần cứng/mạng.

Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo thị trường nhân lực trực tuyến tháng 12/2012, do nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng trực tuyến hàng đầu Việt Nam - VietnamWorks công bố ngày 22/1.

Trong khi đó, công nghệ cao, Internet/truyền thông trực tuyến và phi chínhphủ/phi lợi nhuận là những ngành có chỉ số cạnh tranh thấp nhất.

Cũng theo báo cáo, nếu xét chung sáu tháng cuối năm, nhu cầu nhân lựctrực tuyến sáu tháng cuối năm 2012 thấp hơn –giảm 5% so với sáu tháng đầu năm.  Ba ngành đứng đầu về mức độ giảm cầunhiều nhất là ngành truyền hình/truyền thông/báo chí – giảm 55%, vàhai ngành kế toán/kiểm toán, kho vận - cùng giảm 43%.
 
Ba ngành có nhu cầu nhân lực tăng nhiềunhất bao gồm cơ khí - tăng 69%, bán lẻ/bán sỉ tăng 53% và hóa chất/hóa sinh tăng51% so với nửa đầu năm.

Báo cáo cũng cho thấy quý 4 là quý duy nhất trong năm có nhu cầu nhân lực trực tuyến tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đó, với mức tăng 3%.

Tuy nhiên, trong khi nhu cầu tăng lên thì nguồn cung lại giảm 15% so với cùng kỳ của năm 2011. Điều này dẫn đến sựsụt giảm mạnh về mức độ cạnh tranh của người tìm việc trong những tháng cuốinăm; thể hiện ở chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến đạt mức thấp nhất vàotháng 12 trong năm - 138 điểm, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước đó.
 
Với tâm lý hướng về việc chuẩn bị cho mùa lễ tết và nghỉ ngơi cuối nămthay vì thay đổi công việc, chỉ số thị trường nhân lực có thể sẽ tiếp tục giảmtrong tháng Một và nửa đầu tháng Hai – vì Tết Nguyên đán năm 2013 đến muộn hơnnhững năm trước.
 
Vì vậy, đây được xem là thời điểm thuận lợi cho người lao động tìm được công việc phù hợp./.

Bảo Châu (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.