Ba trụ cột thúc đẩy sự thịnh vượng ở châu Phi từ góc nhìn doanh nghiệp

Theo bài viết, hiện có rất nhiều định kiến cho rằng châu Phi là khu vực đang cần sự trợ giúp, do đó, để tạo ra sự thịnh vượng bền vững, chúng ta cần xem xét lại lăng kính khi đánh giá châu lục này.
Ba trụ cột thúc đẩy sự thịnh vượng ở châu Phi từ góc nhìn doanh nghiệp ảnh 1Nữ công nhân làm việc tại một nhà máy ở Cape Town, Nam Phi. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Trang mạng knowledge.insead.edu ngày 11/9 đăng bài phân tích của tác giả Lucy Quist - nhà lãnh đạo kinh doanh quốc tế (IBL) và là đồng sáng lập Mạng lưới Phụ nữ điều hành (EWN) về ba trụ cột giúp thúc đẩy sự thịnh vượng ở châu Phi.

Theo bài viết, hiện có rất nhiều định kiến cho rằng châu Phi là khu vực đang cần sự trợ giúp. Do đó, để tạo ra sự thịnh vượng bền vững, chúng ta cần xem xét lại lăng kính khi đánh giá châu lục này.

Châu Phi là lục địa gồm 54 quốc gia riêng biệt với lịch sử, ngôn ngữ, sức mạnh và cơ hội riêng. Các quốc gia thuộc châu lục phải xây dựng tầm nhìn và chiến lược riêng, cũng như cam kết điều hành một cách chuẩn mực. Mỗi người dân châu Phi phải tin rằng đất nước của họ có quyền thịnh vượng.

Rõ ràng, mỗi chính phủ của châu lục đều có vai trò riêng.Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Phi có thể làm gì để khai thác tiềm năng to lớn của lục địa này?

Thứ nhất, châu Phi cần hiện thực hóa tiềm năng của người lao động châu lục. Châu Phi là một trong những châu lục được điều hành kém hiệu quả nhất trong lịch sử.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp nước ngoài đến châu lục này đã tạo ra việc làm và giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, có một thực tế rằng những doanh nghiệp này đến châu Phi chỉ để tìm kiếm lợi nhuận, giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh có lý trí nào khác.

Họ không coi trọng nhiều các kỹ năng và kiến thức thực tế của đội ngũ nhân viên. Tác giả bài viết cho rằng người châu Phi xứng đáng với sự thịnh vượng vốn được tạo ra từ việc làm do doanh nghiệp nước ngoài mang lại.

Những định kiến cho rằng người châu Phi không xứng đáng với sự thịnh vượng đang chiếm ưu thế so với những ước vọng mang đến điều tốt đẹp cho châu lục. Đây là một thực tế đã tồn tại trong nhiều thế kỷ.

Năm 2019 đánh dấu 400 năm kể từ khi chế độ nô lệ bắt đầu hình thành và không khó đánh giá định kiến trên chắc chắn được sử dụng để biện minh cho tình trạng buôn bán nô lệ.

[AfDB cảnh báo những nguy cơ đe dọa tăng trưởng kinh tế châu Phi]

Trong nhiều thế kỷ, không ít người châu Phi đã tin vào định kiến này.Theo một nghĩa nào đó, suy nghĩ thiên lệch này đã tạo ra một sự mất cân bằng trong kỷ nguyên hiện đại. Các đế chế thuộc địa đã tiến hành những bước đi đầu tiên để tìm kiếm lợi nhuận từ nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong tất các các nguồn lực, đó là nhân lực.

Trong quá trình đó, qua nhiều thế kỷ, các đế chế thuộc địa đã tạo ra những nền kinh tế hiện đại trong khi châu Phi bị cạn kiệt những tài năng ưu tú nhất. Sự mất cân bằng này tạo ra sự bất lợi về cấu trúc cho châu Phi.

Có thể châu Phi là lục địa duy nhất, mà ở đó người lao động luôn bị đánh giá là không đủ kỹ năng. Trong khi đó, tại nhiều thị trường phát triển, các công ty luôn cam kết phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động, đặc biệt là cho những người mới vào nghề.

Vì vậy theo tác giả bài viết, "thương hiệu châu Phi" cần một sự thay đổi, tập trung vào việc hiện thực hóa tiềm năng của người lao động châu lục.

Thứ hai, châu Phi phải trở thành quốc gia tạo ra giá trị. Hàng hóa sản xuất ở châu Phi bị coi là có giá trị thấp, nghĩa là người mua sẵn sàng trả giá thành thấp.

Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, giá thành đối với hàng hóa châu Phi không cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất thực tế. Ngay cả đối với hàng hóa chất lượng cao nhất, thương hiệu châu Phi vẫn có hệ thống vốn chủ sở hữu thấp.

Bất chấp thực tế này, lãnh đạo doanh nghiệp châu Phi vẫn phải tiếp tục sản xuất hàng hóa chất lượng cao, bởi chỉ có như vậy, người châu Phi mới có thể khiến người tiêu dùng địa phương và quốc tế sẵn sàng hơn để rút hầu bao và sẽ thu về nhiều giá trị hơn.

Trên thực tế, châu Phi có thể và sẽ phải trở nên thịnh vượng. Đây có vẻ là một tuyên bố dứt khoát, nhưng trong thực tế, nhiệm vụ chính hiện nay vẫn là xóa đói giảm nghèo. Do đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần từ bỏ suy nghĩ về khía cạnh tốt đẹp của xã hội xét theo trách nhiệm doanh nghiệp (CSR) mang tính chiến thuật - điều vốn hiển nhiên đã định hình.

Thay vào đó tập trung đánh giá lục địa này dưới góc độ nguyên thủy của kinh doanh, tức là tìm kiếm các cơ hội để tạo ra giá trị.Để tạo ra sự thịnh vượng, những nhà sáng lập doanh nghiệp tập trung giải quyết các vấn đề cốt lõi.

Chẳng hạn, Henry Ford đã tạo ra sự thịnh vượng khi phát kiến ra phương pháp mới - dây chuyền lắp ráp - để sản xuất hàng loạt xe hơi và khiến loại phương tiện này trở nên dễ tiếp cận hơn với những người không giàu có.

Hiệu quả sản xuất là yếu tố tối quan trọng để đạt được mục tiêu đó.Cũng giống như bất cứ nơi nào khác, các ngành công nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ thành công nhất ở châu Phi là những ngành giải quyết được các vấn đề của địa phương. Đó thường là các doanh nghiệp địa phương tập trung cung cấp các giải pháp cần thiết, phù hợp với bối cảnh thực tế.

Chẳng hạn trường hợp của M-Pesa, dịch vụ thanh toán di động được thành lập tại Kenya bởi công ty viễn thông Safaricom. Nền tảng M-Pesa được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường mới nổi với mong muốn sử dụng tín dụng dưới dạng thời gian đàm thoại trên điện thoại di động như hình thức thanh toán ủy nhiệm.

M-Pesa đã nhanh chóng trở thành hình thức thanh toán chi phí cho hàng hóa và dịch vụ. Được mệnh danh là "dịch vụ chuyển tiền thành công nhất thế giới," M-Pesa hiện đang được sử dụng tại 10 quốc gia, trong đó có 2 nước bên ngoài châu Phi.

Tuy nhiên, quá trình phát triển các giải pháp sáng tạo như vậy thường đòi hỏi những khoản đầu tư trả trước và châu Phi cần có khả năng tiếp cận nguồn vốn thích hợp để tạo ra các giải pháp kinh doanh tương tự.

Thứ ba, châu Phi phải đảm bảo tính liên tục của quyền sở hữu. Để duy trì sự thịnh vượng đã được tạo ra, cần phải có quyền sở hữu. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm duy trì sự thịnh vượng mới được tạo ra, chẳng hạn như có khả năng và sẵn sàng duy trì các doanh nghiệp phát triển qua nhiều thế hệ. Do đó, mỗi thế hệ sẽ không phải bắt đầu lại hay tái tạo các doanh nghiệp vốn từng tồn tại trong quá khứ.

Chẳng hạn, Ghana đã từng có nhiều công ty sản xuất, trong đó có nhà máy lắp ráp radio. Tuy nhiên, sau một thế hệ, những nhà máy này không còn tồn tại và các kỹ năng đã tích trong nhiều năm cũng mất đi.

Quốc gia Tây Phi này hiện đang trong quá trình thành lập các nhà máy sản xuất mới - đây là một động thái tích cực, nhưng có thể không là một câu chuyện của thế hệ kế tiếp nếu các nhà máy sản xuất trước đây được duy trì.

Kế hoạch kế thừa và chuyển giao phù hợp sẽ thúc đẩy kinh doanh bền vững và liên tục, cho phép các công ty thực hiện đổi mới vượt ra ngoài phạm vi cung cấp sản phẩm cốt lõi ban đầu và bước vào các lĩnh vực tận dụng nền tảng kỹ năng và kiến thức đã tiếp thu được.

Một ví dụ đáng khích lệ của xu hướng này là sự liên tục thể hiện ở Trung tâm y tế Nyaho, Ghana - đang được điều hành bởi thế hệ thứ hai. Đây là cơ sở tư nhân đầu tiên theo mô hình tập hợp các bác sỹ y khoa từ các lĩnh vực khác nhau.

Việc duy trì kinh doanh ở thế hệ thứ nhất đã tạo ra cơ hội cho sự đổi mới và mở rộng ở thế hệ tiếp theo.Khi đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Phi phải cân nhắc kỹ lưỡng về việc tận dụng nền tảng kỹ năng đang ngày càng lớn mạnh ở lục địa.

Chi phí để tìm kiếm tài năng có thể ở mức rất cao, do dữ liệu tổng hợp về nguồn nhân lực hiện chưa đầy đủ. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, việc tạo ra sự thịnh vượng phải dựa trên các chiến lược theo từng quốc gia cụ thể và tập hợp này sẽ bổ sung lẫn nhau./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.