Nhân giống sâm Ngọc Linh

Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh tại Kon Tum

Kon Tum tiếp tục triển khai dự án hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, phát triển sâm Ngọc Linh với vốn đầu tư 567 tỷ đồng.
Ngày 16/8, tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã có buổi làm việc với đoàn côngtác của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm tìm các giải pháp bảo tồn và phát triểnsâm Ngọc Linh.

Tại buổi làm việc, nhiều đại biểu cho rằng cây sâm Ngọc Linh là loại sâm quý, là1 trong 4 loại sâm quý nhất trên thế giới với nhiều công dụng rất tốt cho sứckhỏe con người. Do vậy, tỉnh Kon Tum nói riêng và Việt Nam cần thực hiện cácgiải pháp cấp thiết để cây sâm Ngọc Linh có “chỗ đứng” trên thế giới.

Tỉnh Kon Tum tiếp tục hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai dự án“hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựngvà phát triển thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh.” Đây cũng là dự án đã được BộKhoa học và Công nghệ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 6/2013.

Theo đó, từ nay đến năm 2022, dự án sẽ đầu tư khoa học công nghệ để xây dựng vàhoàn thiện quy trình nhân giống tạo ra số lượng cây giống lớn, dự kiến từ 4-5triệu cây giống/năm; hoàn thiện quy trình công nghệ canh tác và mở rộng diệntích trồng sâm, đến năm 2022 sẽ đạt từ 800-1.000ha sâm.

Bên cạnh đó, dự án còn hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến, xây dựng nhàmáy chế biến các sản phẩm cây sâm Ngọc Linh; áp dụng các công nghệ mới trong thuhoạch, bảo quản, chiết xuất nhằm tạo được các sản phẩm có giá trị cao; xây dựngnhà máy chế biến với quy trình công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vàxuất khẩu.

Ngoài ra, Dự án còn đưa ra giải pháp để xây dựng và phát triển thươnghiệu quốc gia cho các sản phẩm của cây sâm Ngọc Linh và được bảo hộ trên thếgiới; bảo vệ cùng với việc chống hàng giả cho hương hiệu sâm.

Dự án được chia thành 3 giai đoạn với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 567 tỷđồng./.

Sỹ Thắng (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.