Bỉ xem EVFTA là cơ hội để tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam

Không chỉ đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại, Bỉ còn coi sự hợp tác về Pháp ngữ, văn hóa và giáo dục sẽ là điểm nhấn trong quan hệ giữa hai nước.
Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA là cơ hội lớn cho cho ngành da giày của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có Bỉ. (Ảnh: TTXVN)
Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA là cơ hội lớn cho cho ngành da giày của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có Bỉ. (Ảnh: TTXVN)

Bà Anne Lambelin, Phó Chủ tịch đảng Xã hội Bỉ, ngày 28/4 cho rằng trong thời gian qua, hợp tác giữa Vương quốc Bỉ và Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, phù hợp với nhu cầu và thế mạnh của hai bên. Việt Nam hiện là đối tác ưu tiên của Bỉ trong nhiều lĩnh vực.

Theo bà Lambelin, việc Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng XIII và Quốc hội kiện toàn một số nhân sự chủ chốt sẽ mang lại cơ hội để hai nước thúc đẩy hợp tác nhiều mặt trong quan hệ song phương cũng như đa phương, trong đó có lĩnh vực Pháp ngữ.

Đây là một trong những thế mạnh của Việt Nam, một thành viên Pháp ngữ rất tích cực và là một trong những thành viên đầu tiên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ từ năm 1970.

Ngoài ra, việc Quốc hội tới đây của Việt Nam sẽ có nhiều đại biểu trẻ cũng sẽ tạo thuận lợi để hai bên mở rộng hợp tác hơn nữa.

[Các FTA thế hệ mới: 'Đòn bẩy' thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam]

Đề cập đến triển vọng hợp tác đa phương, bà Lambelin nhấn mạnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) được thông qua và có hiệu lực từ tám tháng nay đang mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia châu Âu và Việt Nam trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu.

Là quốc gia coi trọng thương mại quốc tế và hướng đến ngoại giao kinh tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, Bỉ coi EVFTA là cơ hội để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với Bỉ nói riêng và với EU nói chung.

Thêm vào đó, hợp tác về Pháp ngữ, văn hóa và giáo dục cũng sẽ là điểm nhấn trong quan hệ giữa hai nước, trong khi các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư pháp… sẽ được chú trọng hơn trong quan hệ giữa EU và Việt Nam.

Tuy nhiên, bà Anne Lambelin cũng nhắc đến một số thách thức mà Việt Nam phải đối mặt và tìm cách vượt qua như quản lý đại dịch COVID-19, tiêm phòng vaccine, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…/.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.