Bộ Tài chính: Sẽ xử lý doanh nghiệp "lách" luật về giá sữa

Với phương pháp áp trần giá sữa sắp được áp dụng, Bộ Tài chính cho biết đã tính toán tới những "mánh" lách luật của các doanh nghiệp sữa.

Với phương pháp áp trần giá sữa sắp được áp dụng, Bộ Tài chính cho biết đã tính toán tới những "mánh" lách luật của các doanh nghiệp sữa.

Thông tin trong buổi họp báo về việc triển khai áp giá trần với mặt hàng sữa chiều nay (27/5), ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Bộ Tài chính, khẳng định ngay sau khi có biện pháp bình ổn giá mới, cơ quan quản lý đã phát hiện không ít "chiêu" lách luật của doanh nghiệp như thay đổi mẫu mã, trọng lượng.

Ông Nghĩa cũng cho rằng, để tránh tình trạng này, quy định sắp được áp dụng sẽ nêu rõ các trường hợp thay đổi về trọng lượng so với sản phẩm sữa trong bảng giá trần. Những sản phảm này phải được tính toán lại giá trần dựa theo trọng lượng mới dựa trên tỷ lệ của mặt hàng cũ trong bảng giá trần.

Trường hợp có thay đổi quy cách đóng gói, bao bì mẫu mã và thông tin chất lượng, ông Nghĩa cho biết, các mặt hàng này phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì mới được coi là sản phẩm mới và phải tính lại giá bán tối đa.

Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, đối với doanh nghiệp có sản phẩm không thuộc danh mục 25 mặt hàng sữa, các đơn vị phải tự lựa chọn sản phẩm chuẩn có tương quan về trọng lượng, quy cách đóng gói, thông tin chất lượng gần nhất với sản phẩm đó.

Giá bản lẻ tối đa đến người tiêu dùng được xác định bằng giá bán buôn tối đá của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cộng các chi phí hợp lý khác có liên quan nhưng tối đa không quá 15% trần bán buôn. Trong đó, ông Nghĩa nhấn mạnh, tỷ lệ 15% là dành cho trường hợp lưu thông tới địa điểm xa nhất, chi phí phát sinh cao nhất.

"Trường hợp có nhiều khâu phân phối, giá bán lẻ tối đa cũng chỉ được xác định cao hơn không quá 15% so với giá bán buôn tối đa," ông Nghĩa nói.

Trước đó, Bộ Tài chính đã công bố bảng giá bán buôn tối đa với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trên thị trường, trong đó phần lớn là những mặt hàng sữa loại 900g/hộp. Quyết định này của Bộ Tài chính sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2014, thực hiện trong khâu bán buôn từ 11/6 và áp trần bán lẻ từ 21/6./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.