Bộ trưởng Kinh tế Pháp cảnh báo nguy cơ lặp lại cú sốc dầu mỏ 1973

Phát biểu tại một hội nghị ở Paris, Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhận định cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có sức nặng và ảnh hưởng ngang với cú sốc dầu mỏ năm 1973.
Bộ trưởng Kinh tế Pháp cảnh báo nguy cơ lặp lại cú sốc dầu mỏ 1973 ảnh 1Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 9/3, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cảnh báo tình trạng tăng giá năng lượng do những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Nga- Ukraine sẽ gây ra những tác động ngang cú sốc dầu mỏ năm 1973. 

Phát biểu tại một hội nghị ở Paris, Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhận định cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có sức nặng và ảnh hưởng ngang với cú sốc dầu mỏ năm 1973. Ông nhắc lại tình trạng tăng giá dầu mỏ năm 1973 dẫn tới cú sốc lạm phát, buộc các ngân hàng trung ương đồng loạt tăng lãi suất, làm mất đà tăng trưởng kinh tế.

Người đứng đầu Bộ Kinh tế Pháp cảnh báo cú sốc “đình lạm” (lạm phát kèm suy thoái) này chính là điều thế giới cần tránh trong năm 2022. 

Cú sốc dầu mỏ năm 1973 xảy ra do ảnh hưởng của cuộc xung đột Arab-Israel. Khi đó, 6 nước Arab thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang các nước hỗ trợ Israel, đặc biệt là Mỹ.

Lệnh cấm này khiến giá dầu tăng gấp 4 lần, đẩy các nền kinh tế phương Tây vào suy thoái và lạm phát cao.

[OPEC cảnh báo nguồn cung năng lượng từ Nga là không thể thay thế]

Nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Pháp được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh ngày 8/3 đã thông báo cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, tiếp tục đẩy giá "vàng đen" leo thang. Trong khi đó, giá khí đốt và dầu thô bán buôn của EU cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục hoặc xấp xỉ kỷ lục trong tuần này do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Trong thông báo mới, Công ty khí đốt Gazprom của Nga khẳng định hoạt động vận chuyển khí đốt qua các đường ống dẫn qua Ukraine sang châu Âu vẫn diễn ra bình thường, với công suất 109,5 triệu m3/ngày như thường lệ.

Cũng trong ngày 9/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết nước này sẽ phối hợp chặt chẽ với các thành viên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong phản ứng với tình hình căng thẳng Nga-Ukraine.

Ông Kishida nêu rõ Nhật Bản đang liên hệ chặt chẽ với Mỹ cũng như cân nhắc kỹ các tiêu chí đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng và an ninh quốc gia khi đưa ra phản ứng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.