Bộ trưởng Ngân khố Australia kêu gọi mở giao thương giữa các bang

Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg kêu gọi cần nối lại hoạt động giữa các bang vì đóng cửa đồng nghĩa với mất đi nhiều việc làm, trong khi biện pháp này không có ý nghĩa về mặt y tế.
Nhà hàng tại Sydney, Australia, đóng cửa ngày 27/5/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhà hàng tại Sydney, Australia, đóng cửa ngày 27/5/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 11/6, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg cảnh báo kinh tế Australia khó có thể hồi phục sau dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nếu nước này không sớm nối lại hoạt động đi lại giữa các địa phương trong cả nước.

Trước đó một ngày, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế Australia sẽ giảm 5% vào năm nay do tác động của đại dịch, và sẽ phục hồi 4,1% vào năm sau.

Theo Bộ trưởng Frydenberg, Australia sẽ không thể đạt được sự phục hồi này nếu các bang vẫn đóng cửa.

Ông cho rằng hiện nay, khi Australia đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19 và bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế, việc duy trì động lực này có ý nghĩa quan trọng.

Quan chức này kêu gọi cần nối lại hoạt động giữa các bang vì đóng cửa đồng nghĩa với mất đi nhiều việc làm trong khi biện pháp này không có ý nghĩa về mặt y tế.

[Australia mong có 100 triệu liều vắcxin ngừa COVID-19 vào cuối 2021]

Tranh cãi về việc mở cửa biên giới nội địa tại Australia đã nóng lên khi nước này bước vào giai đoạn hồi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Từ khi dịch bệnh bùng phát, ngoại trừ khu vực thủ đô cùng hai bang là New South Wales và Victoria, 5 bang và vùng lãnh thổ còn lại gồm Nam Australia, Tây Australia, Queensland, Tasmania, và Lãnh thổ phía Bắc đã quyết định đóng cửa biên giới của mình và biện pháp này vẫn đang được duy trì.

Chính quyền liên bang đang thúc đẩy việc mở cửa biên giới nội địa trong tháng Bảy tới. Tính đến chiều 11/6, Australia ghi nhận 7.285 ca mắc COVID-19, tăng 9 trường hợp trong vòng 24 giờ qua./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.