BoE cân nhắc hạ lãi suất trong bối cảnh kinh tế Anh đình trệ

Thống đốc BoE Mark Carney cho biết, Ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng này đang xem xét việc tiến hành các biện pháp kích thích ngắn hạn, trong đó có việc cắt giảm lãi suất.
BoE cân nhắc hạ lãi suất trong bối cảnh kinh tế Anh đình trệ ảnh 1BoE cân nhắc hạ lãi suất để kích thích kinh tế. (Ảnh: Coindesk)

Số liệu chính thức được công bố ngày 13/1 cho thấy kinh tế Anh đang tiếp tục bị đình trệ khi sự không chắc chắn về tình hình chính trị cũng như kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đã khiến hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn, qua đó làm gia tăng sức ép đối với Ngân hàng trung ương Anh (BoE) trong việc cắt giảm lãi suất.

Trong tháng 11/2019, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã giảm 0,3% so với tháng trước đó, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2019, khi các doanh nghiệp giảm lượng hàng hóa dự trữ để chuẩn bị cho khả năng Brexit không thỏa thuận vào cuối tháng 3/2020.

Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự báo GDP của Anh sẽ không có nhiều thay đổi. Cùng kỳ năm trước, kinh tế Anh tăng trưởng 0,6%, so với mức tăng 1% trong tháng 10/2019 và là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ tháng 6/2012.

[Đồng bảng Anh sẽ tăng hơn 3% so với USD trong năm nay]

Trước khi số liệu trên được công bố, nhà hoạch định chính sách của BoE Gertjan Vlieghe cho rằng cuộc bỏ phiếu của ngân hàng này tại cuộc họp sắp tới có thể cho thấy sự ủng hộ đối với việc cắt giảm lãi suất. Thống đốc BoE Mark Carney cho biết, Ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng này đang xem xét việc tiến hành các biện pháp kích thích ngắn hạn.

Hồi tháng 11/2019, BoE dự báo nền kinh tế Anh trong quý 4/2019 sẽ tăng trưởng "hạn chế", trước khi phục hồi vào năm 2020. Dự báo được đưa ra dựa trên tình huống giả định Anh và EU đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit, trong khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt.

Đồng bảng Anh đã rớt giá và trái phiếu chính phủ giảm, trong bối cảnh các thị trường tài chính phản ứng trước đồn đoán rằng 50% khả năng BoE sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản tại cuộc họp chính sách vào ngày 30/1 tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.