BP đầu tư 12 tỷ USD vào Ai Cập trong vòng 5 năm tới

BP, Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu của Anh, đang lên kế hoạch đầu tư hơn 12 tỷ USD vào Ai Cập trong vòng năm năm tới và tăng gấp đôi nguồn cung cấp khí đốt cho thị trường nội địa.
BP đầu tư 12 tỷ USD vào Ai Cập trong vòng 5 năm tới ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: www.treehugger.com)

BP, Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu của Anh, đang lên kế hoạch đầu tư hơn 12 tỷ USD vào Ai Cập trong vòng năm năm tới và tăng gấp đôi nguồn cung cấp khí đốt cho thị trường nội địa của quốc gia Bắc Phi trong thập kỷ tới.

Phát biểu tại một hội nghị năng lượng ở thành phố Alexandria, ông Hesham Mekawi, một quan chức của BP tại Ai Cập khẳng định: "BP cam kết thúc đẩy khai thác tiềm năng dầu mỏ và khí đốt của Ai Cập và dần dần tăng gấp đôi nguồn cung khí đốt của mình trong thập kỷ này. Điều này sẽ được hiện thực hóa bằng cách đầu tư hơn 12 tỷ USD trong năm năm tới."

BP là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Ai Cập. Quốc gia Bắc Phi này luôn mong muốn các công ty nước ngoài giúp sức nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Hầu hết các tập đoàn năng lượng quốc tế đầu tư vào Ai Cập để phát triển năng lượng phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, mức tiêu thụ trong nước đã gia tăng đáng kể trong khi sản xuất giảm khiến chính phủ phải chuyển hướng nguồn cung năng lượng cho thị trường trong nước, gây tổn hại lợi nhuận của công ty nước ngoài.

Tháng trước, Bộ Dầu mỏ Ai Cập thông báo nước này dự định sẽ trả lại 4,9 tỷ USD nợ cho các công ty dầu khí nước ngoài trong thời hạn sáu tháng.

Đây là một động thái nhằm thúc đẩy các đối tác nước ngoài tiếp tục đầu tư nhằm tìm kiếm và thăm dò các nguồn năng lượng tại Ai Cập nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ai Cập đã trì hoãn việc thanh toán cho công ty dầu mỏ và khí đốt khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau gần ba năm bất ổn kể từ cuộc nổi dậy lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak hồi năm 2011.

Số tiền chậm trả bắt đầu nhiều lên trước khi diễn ra cuộc nổi dậy, trong khi tình hình tài chính ngày càng tồi tệ khiến nhà nước mắc nợ hàng tỷ USD, đẩy chính phủ phải chuyển nguồn khí đốt dành cho xuất khẩu sang đáp ứng nhu cầu trong nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.