Ca hát giúp giảm khó thở khi mắc hội chứng COVID kéo dài

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân COVID-19 tham gia luyện thở bằng các bài tập như hát ru hay thổi ống, có điểm khó thở khi vận động thấp hơn nhóm điều trị theo phương pháp thông thường.
Ca hát giúp giảm khó thở khi mắc hội chứng COVID kéo dài ảnh 1Các bệnh nhân mắc COVID-19 tham gia lớp luyện thở của Dàn nhạc Opera quốc gia Anh. (Nguồn: Đại học Hoàng gia London)

Hát có thể giúp giảm đáng kể tình trạng khó thở khi mắc hội chứng COVID-kéo dài. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí y khoa “The Lancet Respiratory Medicine.”

Từ năm 2020, Dàn nhạc Opera quốc gia của Anh (ENO) đã tổ chức chương trình giúp các bệnh nhân mắc COVID-19 cải thiện việc thở, với các lớp tập thở tổ chức một lần một tuần.

Các bệnh nhân mắc COVID kéo dài tham gia lớp học sẽ được luyện thở bằng các bài tập như hát ru hay thổi ống.

Sở dĩ hát ru được chọn làm bài tập vì đây là những bài hát ngắn, dễ hát dễ thuộc và giúp thư giãn.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hoàng gia London đã so sánh kết quả điều trị của 150 bệnh nhân COVID kéo dài.

Trong số này, 74 người tham gia chương trình tập thở của ENO trong 6 tuần, những người còn lại được điều trị bằng các biện pháp thông thường của Cơ quan Y tế quốc gia Anh (NHS), bao gồm các liệu pháp tâm lý như các bài tập thở, tập thể lực, tập cân bằng và kiểm soát mệt mỏi.

Các chuyên gia đề nghị người tham gia tự chấm điểm mức độ khó thở khi nghỉ ngơi, đi bộ, leo cầu thang và chạy, với điểm tối đa là 100.

Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều có sự cải thiện, trong đó những người tham dự chương trình của ENO cải thiện rõ rệt hơn về thở và sức khỏe tinh thần.

Cụ thể, nhóm ENO có điểm khó thở khi chạy thấp hơn 10,48 điểm so với nhóm còn lại, thấp hơn 8,44 điểm khi leo cầu thang và 2,72 điểm khi đi bộ.

[Tin vui dành cho những người gặp các triệu chứng COVID kéo dài]

Tuy nhiên, khi nghỉ ngơi, tỷ lệ khó thở của nhóm điều trị thông thường thấp hơn nhóm ENO.

Trong nghiên cứu cũng đánh giá mức độ cải thiện sức khỏe tinh thần của bệnh nhân trong vòng 6 tuần.

Kết quả cho thấy nhóm học hát có điểm số trung bình cao hơn 2,42 điểm so với nhóm còn lại.

Tiến sỹ Keir Philip thuộc Đại học Hoàng gia London, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết với việc tỷ lệ người mắc COVID kéo dài là 1/50, việc tìm ra biện pháp điều trị mới là vô cùng quan trọng.

Ông nói: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cả hai cách điều trị bằng kỹ thuật thở đều giúp giảm triệu chứng, và chương trình (của ENO) là một cách đầy sáng tạo, nhân văn và tích cực”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.